3.1.1.1. Nông nghiệp
Biến đổi sâu sắc nhất của làng Văn Lang trong nơng nghiệp là diện tích canh tác nơng nghiệp giảm sút mạnh, việc giảm diện tích canh tác do nhiều nguyên nhân. Trước hết là Văn Lang cắt đất để xây dựng hai khu doanh trại
trường bắn đạn thật của các đơn vị quân đội của Quân khu hai, cắt đất nông
nghiệp để xây dựng nhà máy chế biến cồn sinh học. Diện tích canh tác lúa của Văn Lang xen canh với đất rừng làng Cổ Tiết tại các hố ruộng: Lọt Sọt, gò
Trịn, hố Đỗ, dân canh tác khơng hiệu quả vì bị gia súc phá đã bỏ hoang trở
thành đất vườn của các gia đình làng Cổ Tiết. Diện tích đất cắt để làm đường Hồ Chí Minh.
Sau khi rừng dứa bị tàn phá, diện tích ruộng hai vụ của làng ở các cánh
đồng bị cát vùi lấp, khơng có nước hầu như trở thành ruộng một vụ canh tác đạt hiệu quả thấp. Văn Lang chỉ còn một số ruộng một vụ và đồng trồng màu.
Diện tích cây sơn đã giảm đi quá nửa chỉ còn khoảng 100 ha sơn ta
trồng trên đất dứa cũ. Diện tích ít song việc canh tác vẫn theo lối quảng canh, việc chống xói mịn cho đất sơn không được quan tâm, nên năng xuất thấp,
nếu khơng có biện pháp khẩn cấp chống xói mịn đất thì tới đây Văn Lang
khơng cịn đất trồng sơn.
Việc khai thác đánh bắt nguồn lợi thủy sản tự nhiên khơng cịn vì các đồng đã đấu thầu trồng sen, thả cá, song việc thả cá, trồng sen cũng canh tác
theo kiểu quảng canh, năng xuất thấp. Các đầm nước của làng đang bị bùn cát làm nơng đi, lượng nước khơng cịn nhiều như cũ.
Nghề rừng hầu như khơng cịn, các nguồn lợi từ rừng cũng đã hết. Rừng dứa khơng cịn, rừng cọ đã được bán cây, xẻ ván cốt pha nên cũng bị xóa sổ.
Có thể nói sản xuất nông nghiệp của Văn Lang không đủ để nuôi sống
những con người của làng, đó là một thực tế cay đắng, càng làm cho người
Văn Lang nối tiếc thiên nhiên thủa xưa. Trong hương ước của làng trang 19 phần “Ký táng” có ghi: “Trong làng thường nhiều người làng khác đến làm
thuê hay trú ngụ buôn bán, bất hạnh mà chết, thì chủ ấy phải tường hội đồng xét thực...” chứng tỏ làng đã từng có một thời gian rất trù phú và phát triển,
còn hiện nay nông nghiệp không thể nuôi sống người làng. Thế hệ trẻ hầu hết
đã rời làng đi làm thuê nơi khác.
3.1.1.2. Nghề thủ công truyền thống
Hiện nay ở làng Văn Lang khơng có nghề thủ cơng theo đúng nghĩa
truyền thống, chỉ có một số hộ làm nghề xây, nghề mộc song số lượng không
đáng kể.
Nghề truyền thống được xã hội công nhận và vẫn đang duy trì cho thu
nhập là nghề trồng sơn lấy nhựa, vừa qua UBND tỉnh Phú Thọ công nhận Văn Lang là làng nghề trồng sơn ta.
3.1.1.3. Thương nghiệp
Nếu như trước đây, khi rừng dứa còn, việc buôn bán lâm sản của làng
với các địa phương khác diễn ra khá sơi nổi và đều đặn thì hiện nay do rừng đã mất, các sản phẩm nông nghiệp của làng như quả dứa, lá cọ, thủy sản đã
khơng cịn. Sản lượng nhựa sơn cũng ít đi so với trước cộng với vị trí địa lý và giao thông không thuận lợi nên thương nghiệp của Văn Lang hầu như đã
tạp hóa nhỏ; chỉ có một hộ thu gom nhựa sơn mỗi tháng có một chuyến hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái.