Làng Văn Lang được thành lập từ thời Hùng Vương, trải qua bao thăng trầm lịch sử vẫn làng vẫn bảo tồn và phát triển được những di sản văn hóa của cha ơng, để hơm nay chúng ta có một “làng Văn Lang cả làng nói phét”; “làng cười Văn Lang di sản văn hóa dân gian cội nguồn đất Tổ”. Tuy nhiên mọi giá trị không phải là bất biến, nằm trong tổng thể chung văn hóa làng Văn Lang cũng đã có nhiều biến đổi, bao gồm cả những mặt tốt và mặt xấu. Quá trình
biến đổi văn hóa truyền thống của Làng vẫn cịn đang tiếp diễn và có những
xu hướng cụ thể như sau.
Xu hướng biến đổi chủ đạo và xuyên suốt nhất của văn hóa làng Văn
Lang là dần lấy lại niềm tự hào của làng Văn Lang về những di sản văn hóa truyền thống của cha ông để lại. Niềm tự hào về văn hóa truyền thống của
làng giúp cho người Văn Lang lấy giữ gìn bảo về và phát triển truyền thống
trước đây chúng ta càng thấy trân trọng xu thế này. Vào những năm 60, 70 thế kỷ trước, người trong huyện, ngồi tình ln dè bỉu người Văn Lang là dân “lý sự”, là dân “nói phét”. Người Văn Lang cảm thấy tủi thân về điều đó, đỉnh
điểm vào những năm 60 của thế kỷ trước UBND xã Văn Lang đã đề nghị trên
cho đổi tên xã Văn Lang thành xã Văn Lương để tránh đi tiếng “Văn Lang cả làng nói phét”, một bộ phận người Văn Lang định cư ở xa quê không muốn
trở lại quê hương, một bộ phận người Văn Lang ra ngồi làm ăn khơng dám nói mình là người Văn Lang vì sợ tiếng “Văn Lang cả làng nói phét”, đã có
một thời đắng cay như thế. Song lịng yêu quê hương làng xóm, sức sống và
tiếng cười Văn Lang vẫn vượt qua giai đoạn khó khăn đó để hơm nay người
Văn Lang cịn ở lại làng cũng như người Văn Lang xa xứ đều tự tin, tự hào về làng, về truyền thống văn hóa của làng cười.
Xu hướng biến đổi thứ hai của văn hóa làng Văn Lang là xu thế hội
nhập. Người Văn Lang chủ động hội nhập văn hóa truyền thống của làng với các địa phương trong huyện, tỉnh và cả nước. Được sự giúp đỡ của các nhà
văn hóa, các nhà khoa học, các phương tiện truyền thông, tiếng cười, tiếng hát chèo Văn Lang đang vượt xa khỏi lũy tre làng, gây được cảm tình với cộng đồng dân cư trong huyện, trong tỉnh và cả nước. Văn Lang trong con mắt của
nhân dân các địa phương khác là một làng mà người dân ngoài cần cù lao động, thật thà chất phác trung thực với bạn bè còn là một cộng đồng dân cư
rất lạc quan yêu đời, thơng minh, trí tuệ...
Xu hướng biến đổi thứ ba là sự tập hợp đoàn kết của người Văn Lang, xu hướng liên kết của các thành viên trong dòng họ. Trong cuốn sách “Sự va chạm của các nền văn minh”, Tác giả Samuel Huntington viết: “Văn hóa vừa là sức mạnh đồn kết, vừa là sức mạnh chia rẽ” [17, tr.14]. Vào những năm
60, 70 thế kỷ trước khi người Văn Lang hiểu sai về truyền thống văn hóa của làng, tình cảm gắn bó với làng phai nhạt, khơng có sinh hoạt dịng họ, khơng
có lễ hội, người đi xa lập nghiệp không muốn trở về làng và người làng ra
ngồi khơng dám nhận mình là người Văn Lang. Cơn ác mộng đó đã qua, các sinh hoạt dịng họ, sinh hoạt lễ hội được khơi phục, người làng Văn Lang ở
Hạ Hịa, ở Thái Bình con cháu quan nghè Hán Lương Bật, người Văn Lang định cư tại Hà Nội, thành phố Hạ Long, các tỉnh thành phía Nam, trở thành
những cộng đồng xa quê gắn bó giúp đỡ nhau và trở về quê hương Văn Lang nhận làng, nhận họ, đóng góp cơng sức tiền của để xây dựng làng.
Xu hướng thứ tư: người Văn Lang chủ động và tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, các nhà văn hóa, nhà khoa học, các nhà hảo tâm để bảo tồn, phát
triển các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở địa phương. Người Văn Lang
đã phục dựng lại chùa và miếu làng. Ngay từ năm 1995 người Văn Lang đã
biên soạn tư liệu về đền thờ và lăng mộ Lý Nam Đế trên động Khuất Liêu, đề nghị các cấp chính quyền, các nhà văn hóa, các nhà khoa học vào cuộc và đến nay đền thờ Lý Nam Đế đã được xây dựng khang trang để nhân dân cả nước
về hương khói góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Đội
văn nghệ của xã đã bỏ nhiều cơng sức và trí tuệ để sưu tầm các làn điệu chèo, sáng tác các hoạt cảnh chèo để đưa tiếng hát của làng phục vụ lễ hội Đền
Hùng, tham gia các hội diễn của địa phương và toàn quốc. Đội nhạc hiếu của làng mà thành viên chủ yếu của là đội văn nghệ của làng đã sưu tầm các nghi lễ trong việc tổ chức đám tang, các bài hát cổ phục vụ tang lễ, để hướng dẫn và phục vụ việc tang lễ, vừa giữ được truyền thống, vừa tránh các hủ tục. Đội nhạc hiếu không những chỉ phục vụ việc tang lễ trong làng mà còn được các
địa phương mời giúp đỡ.