nay đang đặt ra nhiều vấn đề. Các cấp, các ngành, các địa phương đều gặp
nhiều khó khăn, có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều giải pháp được đưa ra
đã đem lại một số kết quả, song cịn nhiều lúng túng và hạn chế. Trong đó bảo
tồn giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể có sự trái ngược nhau. Về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể, có nhiều ý kiến cho rằng trong thời kỳ hội nhập lớp khán thính giả đã quay lưng lại với nghệ thuật cổ truyền như hát tuồng, hát chèo, các làn điệu dân ca của các vùng miền, nên các đoàn nghệ thuật dân gian khơng có điều kiện phát triển mà ngày một teo lại.
Trái với văn hóa phi vật thể, việc bảo tồn văn hóa vật thể lại có chiều hướng ngược lại. Để phục vụ cho đời sống tâm linh, du lịch tâm linh và chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, nên phong trào xây dựng, tôn tạo các cơ sở thờ tự, các cơ sở tôn giáo nở rộ, các lễ hội cũng mọc lên như nấm. Trong điều kiện chưa được nghiên cứu một cách khoa học và chưa kiểm soát được, dẫn đến nguy cơ làm sai lệch những di sản văn hóa vật thể, mất
hẳn vai trị lịch sử của di sản...
Đất nước trải hàng mấy ngàn năm gặp khơng ít phong ba bão táp, có
thời kỳ nước ta phải chịu nghìn năm Bắc thuộc, các thế lực xâm lược luôn luôn muốn tiêu diệt nền văn hóa của chúng ta, song kẻ thù khơng làm được.
Nước mất nhưng làng khơng mất, nền văn hóa làng vẫn giữ được và rồi quốc gia lại có độc lập. Từ suy nghĩ trên, câu hỏi được đặt ra là: cha ông chúng ta
đã bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa như thế nào để có thể giữ vững được truyền thống của mình? Làng Văn Lang có từ thời Hùng Vương, trải
bao biến cố lịch sử, thế hệ cha ông của làng đã có biện pháp gì để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của làng. Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi nêu
trên, học viên đã tích cực tìm hiểu thơng tin từ các cụ cao tuổi ở địa phương, cũng như các tư liệu lịch sử và bản hương ước của làng Văn Lang viết trước
Đây là bản hương ước được văn bản hóa đầu tiên của làng bằng viết
tay, chữ quốc ngữ, gồm 24 trang, bản gốc đang được lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội.
Bản hương ước ngắn gọn từ lời nói đầu “Tiền lệ” đến cuối, gồm có 3
chương. Chỉ ngắn gọn ở 24 trang giấy, bản hương ước đã nêu đầy đủ các lĩnh vực quản lý của làng gồm chính trị - việc tổ chức hội, về tài chính, về quản lý giao thông, thuế, quân cấp điều thổ địa chính, hộ tịch, tuyển lính, kiện cáo,
tuần phịng trị an, thưởng phạt, việc vệ nông (khuyến nông), vệ sinh y tế, việc giáo dục, tục lệ hôn thú, tống táng, ký táng, ngụ cư, tế tự, khao vọng, bán ngôi thứ, vị thực. Bản hương ước viết ngắn gọn, rõ ràng, dễ quản lý, dễ thực hiện.
Đặc biệt là mọi chức dịch và người dân địa phương đều được biết và năm nào
cũng được thông báo để mọi người nhớ. Xin được dẫn ra đây lời nói đầu và
cuối để thấy được các thế hệ đi trước đã quản lý và giữ gìn ngơi làng của
mình như thế nào: Tiên lệ
Hương đẳng tiểu triều đình
Làng là một đoàn thể nhỏ nhất trong nước. Nước có pháp luật để
làm chuẩn đích cho dân trong nước cùng tuân theo thì làng chũng
phải có khoản ước để làm tiêu chuẩn cho dân trong làng noi giữ. Lệ làng ta xưa nay chỉ truyền miệng, và có nhiều điều không hợp thời nghị, vậy phải châm trước tục lệ đời xưa so sánh thời thế đời nay,
theo điều lợi và bỏ điều hại, lập thành điều khoản để làm giới hạn
cho dân trong làng, không ai được vượt quá giới hạn ấy mà làm sự trái ước, như thế thời trong làng có trật tự, việc cơng ích dần mở
Lời cuối của bản hương ước làng Văn Lang:
Ai phạm điều lệ kê trong tập lệ này, tùy theo nặng nhẹ phải phạt
tiền theo như tục lệ làng, lại phải phạt không được dự họp làng,
trong hạn 30 ngày, hay phải cất ngôi thứ 15 ngày.
Mỗi năm cứ đến kỳ vào đám, viên thư ký phải đọc tập lệ này cho tất cả dân làng nghề [PL 1,tr 143].
Từ bản hương ước trên có thể thấy rằng ngay từ xa xưa việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng luôn luôn được thế hệ cha
ông trân trọng. Từ tinh thần đó cũng như kết hợp với các yếu tố của thời đại hiện nay, học viên cho rằng muốn bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống làng Văn Lang chúng ta cần quan tâm tới những mặt sau:
- Bảo tồn không gian văn hóa nơi sinh ra di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cố gắng đến mức tối đa việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, phong
thủy, những tục hèm tốt đẹp của người dân Văn Lang.
- Bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phải do chính người dân và chính quyền làng Văn Lang làm, có sự trợ giúp của cấp trên và các nhà văn hóa, các nhà khoa học.
- Hạn chế tối đa việc sân khấu hóa, chuyên nghiệp hóa lễ hội. Lễ hội
phải do người và chính quyền cơ sở đứng ra tổ chức, họ vừa phải là diễn viên vừa là khán giả. Lễ hội phải đúng truyền thống, đáp ứng đời sống tình cảm và tâm linh của dân làng. Cấp chính quyền cơ sở, những nhà nghiên cứu văn hóa của địa phương và sự trợ giúp của các nhà văn hóa biên soạn ra tư liệu lịch sử của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, phổ biến rộng rãi để nhân dân
hiểu, tự hào và tự giác bảo tồn và phát huy.
khoa học để tuyên truyền giới thiệu về di sản, tranh thủ các nguồn lực kinh tế
từ bên ngoài cộng với xã hội hóa tại địa phương để tơn tạo, tu bổ lại các di tích,
đặc biệt là ngơi đình làng Văn Lang, một trong hai ngơi đình to và đẹp nhất
huyện Tam Nông, nơi thờ cúng vua Hùng, Tản Viên Sơn Thánh công chúa Ngọc Hoa, Kim Dung, hai tướng Cao Sơn và Quý Minh nay đã bị hoang phế.