Chính trị - Việc tổ chức hội đồng Tộc - biểu, hội đồng Kỳ - mục, lập sổ chi - thu thực hành sổ chi - thu, cùng là nghĩa vụ, trách nhiệm, các chức dịch hai ban hội đồng cùng tuân theo nghị - định. Quan Thống - Xứ ngày 25-2-
1927, việc bầu cử Tổng lý cùng là trách nhiệm, quyền lợi của Chánh phó - tổng, Lý - phó - Trưởng đều theo nghị - định Quan Thống Xứ ngày 3-7-1930, cịn như các chức dịch về việc cơng dân, mà phải đi việc quan thì làng cấp
tiền lộ-phí, lên Huyện cấp cho mỗi người một ngày 0,40 mà không được quá một ngày, lên Tỉnh cấp cho mỗi người một ngày 0,50 mà không được quá hai ngày, đến như người bị việc riêng mà quan trên sức địi, thì người ấy phải
chịu tiện lộ-phí, người nào nại chức dịch, làm chứng tại tịa-án, thì người nại chứng pahir chịu tiền lộ-phí, khơng can thiệp gì đến dân làng.
Tài-chính
Tài-chính là vấn đề rất khẩn yếu, bởi vì tài chính có dư dả, mới mở
mang được việc có ích cho dân làng, cho nên những việc tế - tự ẩm thực, phải châm trước tinh dản để lấy tiền nộp vào công quỹ lưu - trừ tiền cho thuê các công sản tiền nợ quốc trái đều phải nộp vào cơng - quỹ cả.
Phàm việc gì quan hệ đến tài-chính. Hội - đồng hương - chính hợp đồng
bàn biên bản, nhưng phải hội-đồng Kỳ-mục ưng thuận mới thi hành được.
Dân cho thầu động sản hay bất động sản phải lập hội-đồng đấu giá, cho những người thầu bỏ phiếu kín, ai bỏ giá cao hơn thì được thầu, lập thành
biên bản lưu chiểu nhưng phải yết-thị trước khi đấu giá một tháng cho công
chúng đều biết.
Làng cấp lương cho Lý-Trưởng mỗi năm 6,00; Phó Lý mỗi năm 5,00, Thủ-Quỹ mỗi năm 6,00; Quản-Xã, Trương-tuần mỗi người một năm 9,00; Phiên tráng mỗi người 6,00, những khoản ấy đều trích ở khoản thứ 2, thứ3,
thứ 4 trong sổ chi thu hàng năm.
Phàm công sản của làng, dân trong làng ai cũng được hưởng một phần quyền lợi, thời ai cũng có trách nhiệm bảo thủ, nếu người nào tiêu lạm tiền công, cũng là chiếm tranh công điền, công thổ trừ Quan trên nghị phạt không kể làng lại tuất không dự hương, ẩm một năm.
Công tác
Phàm các công sở của làng, như là đình chùa, miếu quán, nhà Hội đồng, trường học v.v. cùng là đê, đường, cầu cống, hễ chỗ nào cần phải xây
dựng mới, hay là tu bổ lại, thì đầu năm phải dự vào sổ chi-thu, kê rõ việc công tác thế nào, nhân công vật liệu là chừng nào đệ duyệt khi quan trên đã duyệt y
vào sổ chi-thu rồi, thì những việc tu bổ, thường cứ theo trong sổ mà thi hành, việc gì phải mua vật liệu quá số 1500,00 thì phải trình một tờ hợp đồng rất đơn sơ, những việc xây dựng to tát 2.000,00 trở lên, thì phải xin phép quan
Thống-Xứ mới được thi hành.
Cầu cống, đê đường, cứ đến cuối năm gặt lúa, gặt lúa xong rồi thì phải tu bổ một lần cho rộng rãi, bề mặt đường chính và đường dán lộ, các đường
công trong làng, hễ tu bổ mà ít thì lấy cơng quỹ chi cấp, tu bổ nhiều thì chia nhân chính phải đắp, cịn những đường riêng về các thơn các xóm thì đường thơn xóm nào, thơn xóm ấy phải đắp.
Đường chính lộ của làng ít ra phải rộng và đắp 2m30 phân tây, cao 1m, đường dán lộ rộng 1m30, cao 0m30, hoặc nơi nào qua đồng nước sâu, lại phải đắp cao rộng hơn nữa hai bên vệ đường trồng cây, còn như đường ở trong làng,
chùa nên lát gạch hoặc rải đá cho dễ đi, vì đường đi là việc cơng ích cho làng. Các chức dịch phải trông coi các công sở của làng, và đê đường, cầu cống chung của làng, làng sẽ cử một người Tộc-biểu sung chức thủ lộ, để
chuyên việc trơng coi ngồi cầu đường, hễ ai làm hư hỏng thì phải làm đền,
nếu khơng thì phải trừ 0,10 cho đến 1,00.
Phàm công đường quan lộ, và đường tư lộ của làng, nhất thiết nghiêm
cấm những người điền chủ, những người có ruộng giáp đường ấy không được cày lấn hay phát bờ lấn vào đê, đường, thủ lộ xét ra trình ngay làng biết trách người điền chủ ấy phải đắp ngay lại và lại phạt từ 0,10 đến 1,00 tiền phạt ấy
xung vào công quỹ của làng.
Thuế - Lệ
Thuế nhà nước, khi Lý-trưởng lĩnh chỉ bài thuế về trình Chánh-Hương- Hội-đồng bổ thuế, thuế đã có ngạch nhất định. Hương-hội cứ chiếu chỉ bài mà bổ, không phân biệt đàn anh đàn em, và không miễn trừ cho ai cả, mỗi người
phần thu bao nhiêu tiền thuế phải kê cho minh bạch, lập thành biên bản rồi trích lục 2 tờ biên bản đệ trình quan sở tại phê duyệt rồi giao về lý-dịch một
bản hành thu. Lý-trưởng, phó-lý thu thuế của ai phải biên rõ số tiền vào phái- lai của nhà nước cấp cho, rồi xé đôi giao cho nộp thuế một nửa, dân đã cấp
lương cho Lý-trưởng, phó-lý rồi, thời kỳ thuế khơng phải bỏ tiền ngoại nữa,
đến khi đăng trường nộp thuế thời dân cấp cho món tiền lộ phí là 1,00.
Ngày bổ thuế chỉ được dầu nước, không được bày ra ăn uống gì cả,
người nào thiếu thuế, Lý-trưởng trình quan làm án.
Thuế của làng
Thuế của làng như là thuế trâu bị, thuế ngoại-phụ, các hạng thuế chính ngạch v.v.
Thuế ngoại phụ chiểu theo nghị định thu 100/100 thuế trâu, bò chiểu
theo nghị định, ngựa mỗi con 0,80; trâu mỗi con 0,20; bò mỗi con 0,10. Thuế trâu bò bán ở chợ, và thuế quán chợ bằng ngói khi nào xây được quán, lập được chợ trâu bò thời làng sẽ thu.
Tiền lúa sương túc
Các tiền chủ nộp vào quỹ để cấp lương cho tuần thì phải thu mỗi mẫu 0,14, các hạng thuế và tiền lúa sương túc đã kê ở trên, khi số chi-thu đã thừa quan trên duyệt y rồi, thì Chánh-Hương-Hội lập hội đồng chiểu tính, mỗi
người phải chịu hạng thuế gì bao nhiêu tổng cộng bao nhiêu, lập thành sổ thuế
để giao cho Lý trưởng chiểu theo trong sổ mà thu. Trước khi thu thuế ấy một
tháng, phải sao một bản sổ thuế niêm yết tại công sở cho dân làng đều biết khi niêm yết thì cho mõ đi rao để làng ra xem, các khoản thuế ấy Lý-trưởng thu
vào mỗi kỳ thuế rồi giao lại cho Thủ quỹ, lấy biên lai của Thủ quỹ.
Các hạng thuế của làng đã dự vào sổ chi-thu mà quan trên đã duyệt y
không chịu nộp thì hương-hội trình quan trên xét.
Quản cấp điền thổ
Trừ những ruộng phần từ phật tự, lệ điền hậu điền, mỗi năm đấu có
sung quỹ, phải để chi việc tế - tự nhang đăng giỗ hậu khơng kể, hiện làng có
cơng điền, phải trích ra 2 mẫu đệ niên đấu có lấy số tiền sung quỹ (dự vào sổ chi thu) còn bao nhiêu phải chiểu số đinh trong làng từ 18 tuổi đến 60 tuổi,
bao nhiêu người tính chia mỗi người được mấy sào thước tốt xấu san đều,
phần nào cũng bằng nhau, bất phân đàn anh đàn em gì cả, trước khi quản cấp
điều Lý - Trưởng, Trưởng - Bạ phải đọc các xứ ruộng công điền, xem mỗi xứ
bao nhiêu chỗ tốt, chỗ xấu, chỗ vừa bao nhiêu kê ra một quyển sổ trình Hội-
đồng, Hương-chính, chánh-hội định nhật kỳ hội đồng hội hợp Tộc-biểu, Hội- đồng Kỳ-mục, chiểu theo sổ điền vào sổ đinh trong làng chia ra từng phần
mỗi phần chỗ tốt chỗ xấu bao nhiêu, phần nào cũng như phần nào đánh số
từng phần một, kể từ số một giở lên, rồi làm cách gắp phiếu kín, ai gắp được số nào thì nhận phần số ấy, duy khi gắp thăm thì đàn anh gắp trước, đàn em
gắp sau cho có trật tự nhưng khi gắp điền 10 ngày phải yết thị tại đình, và cho mõ rao, để đến ngày quản cấp dân đinh trong làng đều ra gắp thăm nhận phần. Dân đinh đã ra nhận phần xong rồi thời Hội-đồng lập biên bản, nói rõ
sự quản cấp điền là thế nào, Lý trưởng, Trưởng bạ làm sổ quản cấp, trong sổ quản cấp chia ra từng khoản liệt kê tên tuổi người ăn ruộng, rồi đến phần
ruộng tốt xấu bao nhiêu, trừ những số nào, tổng cộng bao nhiêu đến khoản
cuối cùng thì người ăn ruộng phải ký nhận.
Nếu người nào vắng mặt, thời thân nhân hay Tộc-biểu họ ấy nhận thay cũng được, sổ cấp điền ấy phải làm ba bản trình quan sở tại phê duyệt để lưu nha một bản cịn 2 bản thì làng lĩnh về một bản lưu tại phịng cơng văn làng xã, một bản giao Lý trưởng, Trưởng bạ có phần dẫn ký.
Việc quản cấp cứ hết 3 năm thì quản lại một lần, biên bản sổ cấp thời cứ theo như lần trước trong hạn 3 năm chưa hết quản cấp mà có người nào hết hạn q cố, thì làng để cho ăn hết hạn quá cấp, vì người chết thiệt phận nhiều phần ruộng không được bao nhiêu mà luân hồi ai cũng được phần ruộng thế cả, mà
trong hạn 3 năm mà có người mới đến tuổi đóng sưu thì làng lấy ruộng lưu trữ hay ruộng người lão sau cấp tạm cho mãn khóa, sẽ nhất trí quản cấp lại.
Địa chính
Quan trên thi hành việc kiến điều lập thành đồ bản địa bạ trong làng là
để căn cước cho tài sản của từng người một, không những ràng sự vay mượn
giao dịch mấy nhau, có địa bạ làm bằng cớ chắc chắn, mà việc cai trị khai gia sản phải lấy địa bạ làm chuẩn đích. Quan tịa án xử việc hộ, cũng phải theo địa bạ mà tra cứu thực là một việc có ích cho dân gian, duy mới bắt đầu thi
hành, phần nhiều người chưa rõ sự ích lợi là thế nào, thời các tộc biểu nên hiểu bảo các điền chủ trong họ mình phải theo nghị định tn hành ai có tậu
bán, đổi chác điền thổ phải tường và Trưởng bạ vào sổ cho chắc chắn.
Còn như quyền lợi và trách nhiệm của Trưởng bạ đều tuân theo nghị định Quan Thống xứ ban hành.
Điền bộ quá hạn 1 ngày không vào sổ chi thu, Trưởng bạ lười biếng
không trước bạ hay Lý trưởng không bảo cho trưởng bạ vào sổ thi hành, hội
đồng trình quan xét xử.
Hộ tịch
Sổ sinh tử giá thú, để làm căn cước cho cá nhân, cũng là một việc có ích cho nhân dân duy dân nhà quê phần nhiều người chưa hiểu rõ sự ích lợi ra thế nào, cho nên việc hộ tịch tuy đã thi hành từ năm 1924 đến nay mà cịn có
nhiều người di lậu không vào sổ, vậy các Tộc biểu phải hiểu bảo các người trong họ mình, ai có việc sinh tử giá thú, phải trình Thủ bạ vào sổ cho đúng hạn, Thủ bạ phải tuân theo hộ tịch quy điền và bộ dân luật mới mà thi hành,
không được sách nhiễu nhà sở chủ duy mỗi bản trích lục thì sự chủ phải nộp 0,10 sung quỹ, nếu sự chủ để quá hạn không vào sổ hay là Thủ bạ lười biếng khơng chịu trước bạ thì hội đồng xét xem lỗi tại bên nào, sẽ trình quan trên chiểu luật xét xử.
Tuyển lính
Khi có lệnh trên sức tuyển lính thời Lý trưởng tường chánh hội, lập hội
đồng để tuyển lính, trước hết cho mõ rao, ai muốn ra lính thì ra đình để làng
tuyển, làng chiểu theo thể lệ quan trên đã định mà kén người khỏe mạnh
lương thiện, đủ tư cách mà đúng tuổi nhưng chỉ chọn những người 3, 4 anh
em, mới cho ra lính, cịn những người độc đinh và có cha mẹ già, thì khơng
lấy đến, theo sức lệnh quan trên làng kén đủ số giao cho Lý trưởng dẫn lên
huyện lược chọn và khi căn cước những người trúng tuyển đệ trình, để kê vào danh sách khi nào chọn tại tỉnh, thì Lý trưởng lại dẫn những người ấy lên
phúc tuyển, ai trúng tuyển thì Lý trưởng làm giấy đầu quân đệ nộp, khi dẫn
lính lên huyện và lên tỉnh, làng cấp tiền lộ phí cho Lý trưởng cho những người lính theo như lệ đã định kỳ ký đệ việc quan, lính khi tại ngũ khơng phải gánh thuế mấy làng nhưng đi việc nhà nước khó nhọc thời cũng cho chính
phần điền như dân nhân chịu thuế.
Cịn như khi mãn lính về làng hoặc thăng cai đội, hoặc được phẩm hàm
hoặc làm lính mãn lệ, ai khao vọng được như lệ làng, thì cũng được dự đình trung thứ vị như lệ làng (khao vọng và thứ vị, nói ở phần hai ở mục lục bên dưới).
Kiện cáo
Trong làng có sự bất bình thuộc về dân sự hay thương sự, trước hết phải trình hội đồng hịa giải, khi Chánh Hương hội tiếp trình thì họp hội đồng phân xử, phải lấy tình thân ái, lấy cơng bằng phân xử sự phải trái, cho hai bên hòa thuận nhau, hòa giải thành thì lập biên bản giao Lý trưởng trình quan, cịn hình sự tuy khơng có thể hịa giải được, nhưng hội đồng cũng phải xem xét nguyên
nhân sự phát ra thế nào, lập biên bản trình quan, chức dịch không được sách nhiễu mà cũng không được cho phiên tráng ăn uống sa phí nhà sử chủ.
Tuần phịng
Tuấn tráng, tuần phịng để gửi tính mệnh và tài sản chung trong làng cho nên trong làng ai cũng có một phần trách nhiệm, chỉ trừ người chức sắc, khoa mục, người làm việc các công sở, người đương đi học nhà trường cùng những người già yếu tàn tật, còn ngoại giả từ 18 tuổi đến 50 tuổi đều phải cắt lượt đi canh cả, ai đến lệ mà khơng đi canh được thì phải mượn người khác đi thay,
hay là nộp tiền cho làng đồng niên là (5,00), làng thuê ngời khác canh thay. Tuần cắt lượt từng năm một. Mỗi năm làng cắt một ban tuần 20 người, hết năm thì làng cắt ban khác, cứ đầu năm ngày 15 tháng Giêng An nam thay ban, ban ấy theo trương tuần quản dã, điều lệ này theo tục cổ truyền lại; cắt
tuần về làng xóm, thì làng đã thi hành từ năm 1941 rồi, làng có7 xóm: Chứng Trích, Phú Hữu, Làng Ngồi, Đơng Lối, Bà Lường Chùa Thầy, Vũ Lang ln thứ đến xóm nào phải đi tuần thì những người can án trộm cướp và thành tích bất hảo khơng được ra tuần.
Việc điếm
Trong làng lập ra 3 điếm, đầu làng một điếm, giữa làng một điếm, cuối làng một điếm, điếm làng làm bằng gỗ và tre, cao ráo, sạch sẽ, trước cửa điếm có một cái giá cắm khí giới, điếm nào cũng có 5 bó đóm, 2 sọt đá cuội, mỗi điếm treo một cái biển đánh số và kê tên điếm cùng tên người tuần phu, tên đốc canh để dễ kiểm soát, những điếm ấy là điếm công cả làng, thời lấy tiền
cơng quỹ mà làm, cịn như các thơn các xóm thời thơn xóm nào, thơn xóm ấy phải làm riêng khơng được lấy tiền cơng của làng.
Khí giới phục sức
Khí giới để canh phịng trong làng thời làng trích tiền cơng mà sắm cho tuần phu mỗi người một cái, như là giáo trường gạy bảy mỗi cái đánh dấu tên làng và đề chữ số tuần phu số nào thì giữ đồ khí giới số ấy ninh ba thiết lĩnh
v.v... Những đồ khí giới ấy làng sắm cho mỗi người tuần một cái nón đơi xà
cạp trắng, và một băng đỏ viền xanh để đeo cổ tay. Trong các làng đề chữ tuần phiên làng mình, và đánh dấu chữ số đeo đúng chữ số ở khí giới. Khí giới của ai thì người ấy phải giữ, hễ mất thì phải đền, hết năm lại giao cho ban mới.
Canh phòng
Cứ đến 7 giời tối thì quản xã hay Thủ phiên ra điếm nổi trống gọi tuần, tuần phu ra hiệu phải ra điếm canh theo tên biển ở điếm nào phải ra điếm ấy, cắt thì cắt lượt nhau đi rẻo quanh làng, để cho kẻ cướp khỏi vào làng chứ
không được nằm yên một chỗ, gặp khi có cướp, thì tuần ở gần chỗ cướp nổi