Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 41)

Làng Văn Lang hầu hết là đồi rừng, ruộng cấy lúa của Văn Lang ít,

diện tích ngập nước lên tới hơn 200 ha. Điều đó đã tác động đến quy trình sản xuất nơng nghiệp của người dân Văn Lang. Ngoài việc trồng lúa nước, do đặc

điểm của địa hình mà ở địa phương còn phát triển thêm nghề trồng sơn và

nghề đánh cá để đảm bảo về kinh tế cũng như đời sống của mình. Trong luận văn học viên trình bày khái quát về hai hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc

sắc của làng là nghề trồng sơn và nghề đánh bắt thủy sản bởi nó là thành tố

văn hóa chính hình thành nên khơng gian văn hóa và các hình thức sinh hoạt tinh thần của dân làng.

Trong lịch sử phát triển làng Văn Lang cho đến trước khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng năm 1986, diện tích mặt nước của làng là tài sản

chung của cộng đồng dân cư. Riêng đầm ngoài là của chung 4 làng: Tam

Cường, Thanh Uyên, Xuân Quang, Văn Lang. Người dân địa phương khai

thác nguồn lợi này theo một số cách sau:

Ruốc chm: Dân Văn Lang có câu nói truyền miệng: “Tháng 8 cá ra, tháng 3 cá về”. Các đầm nước Văn Lang mênh mông nối với sông Hồng nên vào đầu mùa mưa tháng 3, tháng 4 hàng năm cá và trứng cá di chuyển từ sông vào kiếm ăn tại đầm làng. Vào tháng 8 nước bắt đầu rút, đàn cá theo các ngòi nước cũng tìm cách bơi ra sơng. Để giữ cá ở lại đồng, dân Văn Lang làm chỗ cho cá trú đông, dân địa phương gọi là chuôm. Tại những đồng bạch thủy,

từng gia đình chọn vị trí thích hợp để làm chm. Người ta dùng cọc tre đóng xuống lịng hồ, đưa các cây gỗ xen lẫn với cọc tre dựng như dựng một khu

rừng bị ngập nước. Chuôm nhỏ rộng chừng 1 sào, chuôm to có thể vài ba sào. Về cuối năm, nước rút, trời lạnh, cá vào trong chuôm trú đơng; cá chép có con

đánh vồng trong chm sâu đến nửa mét. Chm là tài sản riêng của các hộ

gia đình và được truyền lại cho con cháu. Người dân trong làng rất tôn trọng

không ai vào dồn cá trong chuôm. Ruốc chuôm diễn ra vào những ngày giáp tết cổ truyền và mang tính cộng đồng cao. Ngồi anh em chủ chm tổ chức ruốc thì dân làng đều đến “hôi cá”.

Ruốc chuôm được tổ chức như sau: Khi trời chưa sáng, chủ chuôm

cùng người làm lặng lẽ ngồi thuyền dải lưới lội vây kín chm cho cá khỏi chạy ra. Sau khi vây lưới xong, người ta dùng 2 thuyền nan chở phên ra chắn chuôm. Chiều cao của phên phải cao hơn mặt nước. Khi chắn phên xong, chủ chuôm rút lưới lên, đánh “chõng” xung quanh phên để những con cá to không nhảy mất. Từ lúc này trời đã sáng, dân làng chở thuyền đến hôi. Các thuyền

khô để ruốc cá. Khi ép quả sở, quả dọc lấy dầu thì bã cịn lại đóng thành bánh gọi là khơ sở, khơ dọc. Khô được cho vào lửa đốt cháy và nghiền nát thành bột. Chủ chuôm bê rổ khô lội dải đều trong chm, mọi lồi cá ăn phải khơ

này tuy không chết nhưng bị say đều phải nổi lên để thở rất thuận tiện để bắt. Ruốc chuôm chỉ diễn ra một ngày, những người đến cất chũm hôi theo phong tục, nếu được cá to trên 1 kg thì trả lại chủ chm, cịn cá nhỏ thì mang về nhà sử dụng. Ruốc chuôm không chỉ là công việc của một nhà mà cả làng tham gia và cùng hưởng lợi. Ruốc chuôm diễn ra trước tết Âm lịch. Trời rất lạnh, nên đám ruốc nào trên bờ đầm chủ nhà đều đốt một đống lửa to để

những người lội xuống nước lên bờ sưởi chống lạnh. Xung quanh bếp lửa người lớn, trẻ con ngồi sưởi và nướng cá bắt được trên than hồng mời nhau ăn rất vui vẻ. Hiện nay đầm đã có chủ, các chm đã bị phá sạch, thế hệ trẻ Văn Lang khơng cịn biết đến cảnh “ruốc chuôm”.

Đánh cá buồng

Văn Lang là quê đồng chiêm trũng, ven các đầm nước dân cấy lúa. Sau khi gặt lúa vào cuối tháng 5 tại diện tích lúa ven hồ này các loài cá vào cư trú và kiếm ăn. Để bắt được cá trong những cánh đồng chiêm đầy gốc rạ này, dân Văn Lương có nghề đánh cá buồng. Cách bắt như sau: Yêu cầu có 2 người

biết thả lưới lội và có 2 tay lưới lội, đồn người dồn cá có trang bị nơm (số

lượng có thể từ năm bảy người đến hơn chục người). Đầu tiên hai người lưới lội thả lưới tạo thành buồng có diện tích vài chục mét vng. Cửa buồng hai tay lưới mở ra theo hình chữ V hướng về phía đồn người dồn cá đang đứng chờ. Khi thả lưới xong, đoàn người dồn cá dàn hàng ngang vừa úp nơm vừa

đập nước reo hò đuổi cá chạy về phía lưới. Khi đồn dồn cá đến cửa lưới hai

người thả lưới nhanh chóng kéo lưới bịt kín cửa buồng, cá bị nhốt trong buồng, người ta úp nơm mò cá, con nào chạy ra mắc lưới cũng bị bắt.

Chuồng cá thiểu

Đầm làng Văn Lang thủa xưa rất nhiều cá tự nhiên, về mùa xuân cá thi

nhau dãy đẻ, đặc biệt là lồi cá thiểu thích đẻ theo đàn, có đàn hàng ngàn con. Người Văn Lang đã tìm ra cách bắt lồi cá này, đó là làm chuồng cá thiểu. Để làm được chuồng cá phải có vài gia đình cùng làm chung vì số phên chắn cần có nhiều và khi chắn phên phải có bốn năm người đàn ông mới làm được.

Vào đầu mùa cá đẻ người ta bắt đầu làm chuồng cá thiểu. Trên mặt đầm mênh mông, làm chuồng ở vị trí nào để cá vào đẻ là một nghệ thuật. Chuồng làm

bằng phên tre cắm sâu dưới bùn, phên rất thống xong cá khơng thể ra được. Thơng thường chuồng rộng khoảng 1 sào hình như chiếc lục bình có cửa mở rộng hình chữ V, hai cánh chữ V phải tính tốn để khi đóng cửa chuồng hai

cánh vừa bịt kín chuồng. Ở đi chuồng người ta làm một chuồng con diện

tích khoảng vài mét vuông; chuồng con nối với chuồng lớn bằng hệ thống hom để cá chỉ đi được một chiều từ chuồng lớn vào chuồng con. Trong

chuồng cá thiểu một phần ba mặt nước phía cuối chuồng người ta cẩn thận chọn những cây bèo tây còn nhỏ thả vào và dùng cây tre ngăn lại để gió

khơng thổi bèo đi. Số bèo tây này chính là nơi để cá dãy đẻ. Việc canh cá đẻ vừa hồi hộp, vừa vui. Những đêm xuân ấm áp mùa cá dãy đẻ, những người

coi chuồng thức từ một hai giờ đêm ngồi uống trà, hút thuốc lào nghe cá dãy

đẻ... Khi thấy trong chuồng cá dãy đẻ nhiều, đó là thời điểm đóng cửa

chuồng, ít nhất có ba bốn người đàn ơng lặng lẽ bơi thuyền, lặng lẽ lội xuống nước, nhẹ nhàng kéo hai cánh phên đóng kín cửa chuồng. Cơng việc vậy là

xong, về nhà chờ trời sáng. Hầu hết cá tự nhiên khi trời sáng thì ngừng đẻ. Đẻ xong đàn cá tìm đường ra khỏi chuồng, song chỉ có con đường duy nhất vào chuồng con; những chú cá tìm đến ăn trứng cá thiểu cũng cùng chung số

phận. Chủ chuồng bơi thuyền ra dùng vợt bắt cá trong chuồng như cá được

Kéo lạt bắt cá

Đây là hình thức dùng để bắt cá to, đặc biệt là các lồi cá ăn chìm như

cá chép, cá trắm đen. Thời điểm kéo lạt bắt cá thường diễn ra vào những

tháng mùa đông, khi mặt nước trong đầm đã hạ xuống có thể úp dập bắt cá; bởi nếu nước sâu quá hai mét thì kéo lạt bắt cá hiệu quả là rất thấp. Dây lạt bắt cá là một cây tre chẻ ra lấy phần cật, dây dài khoảng 60 mét có hình chữ V, mỗi cạnh khoảng trên dưới 30 mét. Phần cuối dây lạt được cột từ 5 đến 7 viên đá cuội. Để kéo được một dây lạt cần từ 5 đến 6 người và 5 đến 6 chiếc thuyền nan. Người ta thả dây lạt xuống đầm, dây lạt được đá cuội ghìm sát

mặt bùn; dây mở hình chữ V mỗi đầu dây có 2 người chở thuyền để kéo dây như đi bừa trên mặt đầm. Cuối dây lạt là 2 thuyền đi theo, mỗi thuyền một

người với một chiếc dập để úp cá. Đây là hai nhân vật chủ yếu của đoàn kéo, khi dây lạt kéo đi vướng vào cá, con cá bỏ chạy tạo ra dịng bọt khí trên mặt nước. Hai người đi sau lạt quan sát thấy “tăm cá” nhanh chóng, chính xác từ trên thuyền nhảy xuống dùng dập úp cá và bắt cá lên thuyền; nhiều con cá ở mức nước sâu, người bắt phải lặn xuống mới bắt được. Có những ngày may mắn kéo lạt có thể bắt được những con cá hàng chục cân.

Ngoài những cách khái thác như trên, người dân Văn Lang cũng sử dụng nhiều hình thức đánh bắt tương tự như các địa phương khác như thả

lưới, đánh vó, câu… Nguồn lợi từ thủy sản đóng góp một phần không nhỏ

trong việc duy trì đời sống kinh tế cũng như văn hóa của làng. Nhiều lễ hội, các câu vè, truyền cười, ca dao tục ngữ cũng được hình thành qua hoạt động này.

* Nghề trồng sơn

Cây sơn ta là cây công nghiệp phù hợp với thổ nhưỡng đất đồi rừng

làng Văn Lang và các làng của huyện Tam Nông. Người Văn Lang trồng sơn ta đã nhiều trăm năm trong khi chưa có làng nào ở huyện Tam Nông trồng

sơn. Cây sơn ta cho giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập quan trọng của làng Văn Lang. Thời giá hiện nay, một kg sơn ta bán tại Văn Lang có giá trị trên dười ba trăm ngàn đồng. Một lao động sau một ngày cắt sơn có thể cắt được

nương sơn từ 300 đến 400 cây cho nhựa khoảng trên dưới 1,5 kg.

Cây sơn ta chịu hạn tốt, có thể sống ở vùng đất đồi bạc màu. Cây không chịu được úng nên thích hợp ở các triền đồi dốc; trồng sơn ở vùng đất bằng

cây phát triển tốt song khi mưa nhiều cây thường bị bệnh chết xanh, cây vẫn tươi tốt nhưng khơng có khả năng cho nhựa.

Trồng cây sơn ta rất vất vả, thời gian chăm sóc cây cho đến khi cho

nhựa kéo dài ba năm. Từ khi khai thác nhựa đến khi sơn già đốn bỏ trồng mới thường từ năm đến bảy năm, tùy theo việc chăm sóc, khai thác và độ màu của

đất. Công đoạn vất vả nhất là việc cắt sơn để thu nhựa. Nếu cắt sơn bị trời

mưa thì hỏng, sơn chỉ chảy nhựa nhiều khi mặt trời chưa lên cao, do đó phải cắt sơn trong đêm tối. Nhựa sơn độc, rất hay gây dị ứng làm phồng, rộp da,

nhựa sơn có thể ăn da bằng hơi nên rất khó phịng tránh. Nương sơn thường ở xa nhà, có nương cách khu dân cư gần chục cây số, đường đi đèo dốc, người

cắt sơn đều phải đi bộ. Nghề cắt sơn vất vả nhất cho phụ nữ làng Văn Lang vì theo truyền thống của làng, việc cắt sơn thu nhựa là công việc của phụ nữ, nam giới không tham gia. Mãi đến mấy năm gần đây nam giới mới tham gia vào việc cắt sơn song số lượng rất ít.

Trước những năm 70, việc quản lý đất đồi rừng còn lỏng lẻo, dân các

làng ít, nên đất đồi rừng cịn bỏ hoang. Làng Văn Lang có nghề trồng sơn, dân cần cù chịu khó, tận dụng hồn cảnh khách quan thuận lợi mở rộng diện tích trồng sơn sang đồi rừng các làng quanh vùng như: Cổ Tiết, Phương Quan, Thọ Xun. Diện tích cây sơn trồng ở đất ngồi làng gấp nhiều lần trồng tại đất Văn Lang. Để chọn đất làm nương sơn, các hộ dân cùng thôn thường tổ chức thành nhóm hộ làm sơn ở cùng một khu vực để khi cắt sơn đi đêm có nhiều người sẽ

đảm bảo an toàn. Sau khi chọn được đất, các hộ gia đình phát nương để cây cỏ

phơi khô, việc đốt nương thực hiện vào dịp tháng 8 Âm lịch hàng năm. Sau khi

đốt nương sẽ mổ lỗ để tra hạt sơn, cây cách nhau khoảng 1,5 mét theo hàng.

Hạt sơn sau khi thu hái phơi khơ cho vào cối giã gạo để bóc đi lớp vỏ ngoài tạo

điều kiện để hạt nảy mầm. Gieo hạt tháng 8 năm trước phải đến mùa xuân năm

sau hạt mới nảy mầm. Hiện nay trồng sơn không gieo hạt trực tiếp mà làm bầu

ươm sơn con, do đó mùa xuân mang sơn con trong bầu ra nương trồng như các

cây công nghiệp khác. Việc chăm sóc sơn khơng khó, khi nhỏ thì phải chống dế cắn và gia súc phá hoại. Một năm bón phân cho sơn hai lần, phân bón tốt nhất là phân chuồng ải, ít dùng phân hóa học vì nếu dùng phân bón khơng hợp lý cây sẽ bị chết xanh, khơng cho nhựa. Chăm sóc trong ba năm đến khi thu

nhựa các gia đình thường chọn ngày “con nước” theo Âm lịch tổ chức “xía”

sơn. Đây là động tác mở mạch một cho cây sơn, sau khi “xía” sơn đợi một

tháng sau thì cắt sơn lấy nhựa. Lịch lấy nhựa sơn tùy thuộc vào nương sơn tơ hay nương sơn già, tùy vào mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông mà lịch lấy nhựa người Văn Lang gọi là “cữ”. Có cữ 3, cữ 4, cữ 5, tức là lần lấy nhựa sau cách lần lấy nhựa trước 3 ngày, 4 ngày hay 5 ngày... Dụng cụ của người đi cắt sơn gồm có: một đơi quang gánh gọi là “giành tróc” đan bằng tre trong đó xếp các vỏ tróc (trai nước ngọt) để bắt vào cây sơn lấy nhựa. Vỏ tróc khơng

nhỏ q, khơng to q, ưu việt nhất là vỏ tróc để vừa trong lịng bàn tay người phụ nữ. Số lượng vỏ tróc mang theo tùy thuộc số cây sơn phải cắt, số mặt sơn

được mở trên cây sơn. Nếu cây sơn đang ở mặt một thì mỗi cây một vỏ tróc,

nếu cây đã mở thêm mặt ở phía bên kia thì cây sơn cần hai vỏ tróc... Gánh tróc thơng thường có từ 300 đến 400 vỏ là vừa một con dao cắt. Dao sơn là con dao

đặc biệt được các gia đình đặt riêng ở các lị rèn trong vùng, chiều dài và trọng

lượng vừa đủ để một tay người phụ nữ sử dụng. “Lào” đựng sơn, lào là dụng cụ

ngấm qua. Gánh tróc thường có 2 chiếc lào, một gọi là lào thâu sơn, chiếc này nhỏ, chỉ chứa khoảng 0,5 kg nhựa là đầy, một tay người Phụ nữ có thể xách lào

đến các cây thu nhựa. Chiếc lào thứ hai là lào chứa có thể để được vài kg nhựa để khi lào thâu đầy sơn thì chuyển sang lào chứa. Trong chiếc lào mang đi là

khẩu phần ăn trưa của người phụ nữ, đồ ăn rất đạm bạc, có thể là một ít cơm

nguội từ bữa tối hơm trước cịn lại với muối vừng hoặc vài lát xôi sắn đã nướng hoặc rán với dầu sở. Hành trang của người phụ nữ đi cắt sơn cịn có cây đèn

hoa kỳ thắp bằng dầu hỏa (hiện nay thì thay bằng cây đèn ắc quy). Cảnh đi cắt sơn diễn ra thật đặc biệt, từ một hai giờ đêm những người Phụ nữ đã thức dậy thắp đèn gọi nhau í ới tập hợp thành từng tốp năm bảy người có nương gần

nhau, râm ran nói chuyện để đỡ buồn ngủ. Những ngọn đèn lập lòe cùng tốp

người leo đèo, lội suối đến nương sơn, có nương sơn cách nơi ở gần chục cây số. Đến nương sơn, nương nhà ai người đó cắt. Nương sơn rộng mênh mông,

rừng núi tối om, người phụ nữ một mình với ngọn đèn leo lét đi đến từng gốc sơn để cắt. Trời sáng thì ba bốn trăm cây sơn cũng vừa cắt xong. Tùy theo thời tiết mà thời gian cho sơn chảy khác nhau. Nếu trời nắng thì thu sớm, trời râm

để sơn chảy lâu hơn và nếu trời chuyển mưa thì phải thu chạy. Động tác thu

nhựa gọi là “thâu” sơn, tay trái xách chiếc lào thâu, lòng bàn tay ngửa, tay phải

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)