Từ khi lập làng căn cứ vào địa thế và luật phong thủy, làng Văn Lang
người trong làng đều không được canh tác, chặt cây, hái củi. Rừng Cấm trở
thành khu rừng nguyên sinh có giá trị cao trong đời sống tâm linh của lớp lớp người dân Văn Lang. Làng Văn Lang trải xuôi theo các ngọn đồi cao từ
hướng Tây Bắc thấp dần về hướng Đông Nam. Kết thúc khu dân cư là hợp
lưu của hai đầm nước: đầm Sông Cõi và đầm Cồ Cong. Dải đất Rừng Cấm
cao khoảng 10 mét so với xung quanh uốn lượn bên kia đầm Sông Cõi như
một con Rồng chạy từ Đông cao dần về phía Tây, điểm kết thúc của Rừng
Cấm là một gò đất cao quay về hướng chính Nam như một bơng sen ba cánh.
Đồi cao so với mặt ruộng khoảng 15 mét, rộng 11 mẫu bắc bộ, ba mặt Đông,
Nam, Bắc là 115 mẫu ruộng Chiêm quanh năm ngập nước. Đây chính là động Khuất Liêu, căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà
Lương của nhà nước Vạn Xuân (541 - 548). Trên đỉnh đồi mà dân quen gọi là gị Cổ Bồng có đền thờ và lăng mộ của Lý Nam Đế. Rừng Cấm như một chiếc án thư của làng, cây cối quanh năm xanh tốt giữ gìn phong thủy cho làng Văn Lang. Trên Rừng Cấm cây cổ thụ rất nhiều, đặc biệt là cây sui và cây lem
chẹt, ven Rừng Cấm về phía Đơng Nam hàng trăm cây lộc vừng (dân địa
phương gọi là cây vình) vài trăm năm tuổi, là nơi trú mát của cư dân khi làm
đồng. Đứng trên Rừng Cấm nhìn về phía Đơng Nam, sơng Hồng chảy xi,
phóng tầm mắt có thể trơng thấy thành Bạch Hạc nay là thành phố Việt Trì. Rừng chính là nơi giữ gìn long mạch và phong thủy cho làng.
Trên Rừng Cấm có một địa danh rất đặc biệt đó là hố “hang hùm”. Theo các cụ kể, vào những năm trước cách mạng ông Ba mươi (hổ) vẫn thường cư trú tại đây, tên hố hang “hang hùm” từ đây mà có. Từ sau năm 1945 đã có một số ít dân lên Rừng Cấm khai hoang trồng sắn, khoai. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, phong trào phá đền, chùa làm sân phơi, nhà kho thì Rừng Cấm
làng Văn Lang bị khai thác triệt để, những cây nhỏ thì làm củi, cây sui, cây lim to thì làm trường học. Rừng Cấm trở thành đồi trồng màu: sắn và cây sơn, tiếp
mười năm sau Rừng Cấm trở thành đất thổ cư. Các cụ già thường nói với nhau: từng là dân đàn anh của Tổng Văn nay mình lại thua xa các làng trong tổng; từ ngày Rừng Cấm mất đi làm ăn càng ngày càng khó!