Truyện cười Văn Lang

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 72)

Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của truyện cười Văn Lang cần nghiên cứu

về khơng gian văn hóa của làng Văn Lang và của tổng Văn nằm trong khơng gian văn hóa của vùng đất Tổ vua Hùng. Khơng gian văn hóa của truyện cười Văn Lang được đề cập trên ba khía cạnh sau:

- Địa chính trị của làng Văn Lang và tổng Văn Lang. - Lao động mưu sinh của cư dân Văn Lang.

- Tính cách, ngơn ngữ của cư dân Văn Lang.

* Địa chính trị của làng Văn Lang

Văn Lang là một làng cổ, theo truyền thuyết được vua Hùng cho lập

làng và đặt tên là Văn Lang. Từ một làng Văn Lang phát triển thành một tổng gồm 9 làng: Văn Lang, Cổ Tiết, Gianh Hựu, Tự Cường, Phụ Cường, Phú Cường, Nam Cường, Thanh Uyên, Xuân Quang. Tổng Văn có nhiều sự kiện gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, là nơi

đóng quân của con rể vua Hùng trong cuộc chiến tranh Hùng Thục kéo dài 10

năm. Văn Lang là nơi đóng quân của Xuân Nương công chúa trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, là căn cứ kháng chiến của Lý Nam Đế chống quân xâm lược nhà Lương. Văn Lang cũng là nơi mà năm 1947 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dừng lại làm việc trên đường lên Chiến khu Việt Bắc. Tại tổng Văn

* Lao động mưu sinh của cư dân làng Văn Lang

Văn Lang là làng trung du miền núi, trong suốt quá trình tồn tại, người dân Văn Lang đã lao động mưu sinh nhờ kinh tế rừng, làm ruộng cấy lúa, đánh bắt thủy sản... Thiên nhiên phong phú tươi đẹp song cũng rất khắc

nghiệt. Đời sống lao động của người dân Văn Lang rất khó khăn, kinh tế rất

eo hẹp, sự đói rét nhiều hơn no đủ. Người Văn Lang phải rất kiên trì, cần cù, chịu thương, chịu khó, thơng minh sáng tạo để tồn tại và phát triển ở vùng quê này. Trong sự gian khổ người Văn Lang càng thể hiện sự chịu thương chịu khó của mình.

* Tính cách của người dân Văn Lang

Tổng Văn Lang, làng Văn Lang được các làng “tặng” cho danh hiệu:

“Lý sự tổng Văn”, “Văn Lang cả làng nói phét” và hiện nay là “Làng cười Văn Lang”. Người Văn Lang rất thơng minh, hóm hỉnh, hay tìm hiểu đến tận ngọn nguồn (đến đầu đến cuối) các sự vật, hiện tượng để tìm cách ứng xử nên mới có danh “lý sự tổng Văn”. Trong lao động khó khăn, trong đời sống thiếu thốn, người Văn Lang vẫn yêu đời, ước mơ đến cuộc sống tốt đẹp nên hay

thổi phồng các kết quả lao động và cuộc sống của làng nên được mang danh

là “Văn Lang cả làng nói phét”. Lý sự làng Văn, nói phét làng Văn là cơ sở để trở thành làng cười Văn Lang.

2.2.1.1. Đặc điểm chung về truyện cười Văn Lang

Trong hồn cảnh khó khăn nhưng những người nông dân của làng vẫn chịu thương, chịu khó, cần cù sáng tạo trong cuộc sống mưu sinh. Họ luôn lạc quan yêu đời, tự động viên nhau bằng những câu truyện kể về quê hương mình, sự hồn nhiên, dí dỏm và thơng minh cùng với ngôn ngữ dáng điệu, tiết tấu hết sức truyền cảm đã tạo ra tiếng cười sảng khoái của cộng đồng làng. Thấm đẫm trong mơi trường văn hóa làng cười và qua 174 truyện cười đã được hai tác giả Dương Huy Thiện [33] và Hữu Thục sưu tầm, có thể nêu ra một số đặc điểm

chung của truyện cười Văn Lang:

Thứ nhất: Truyện cười Văn Lang là tiếng cười của những người nông

dân rất chất phác, yêu đời, yêu quê hương, cái cười của hiện thực xã hội Văn Lang. Trong tiếng cười xuất hiện những địa danh, những nhân vật cụ thể của

làng, những nghề mưu sinh của cư dân Văn Lang, mưu sinh từ rừng, mưu sinh từ đánh bắt thủy sản, mưu sinh từ trồng lúa nước. Tiếng cười thấm đẫm nét văn hóa của một vùng đất cổ, một miền lễ hội từ thủa lập nước. Nhiều từ ngữ của Văn Lang còn lưu giữ được từ ngàn xưa mà nơi khác khơng có như: bà trẻ, ông trẻ, nhà bay, nhà qua... làm cho tiếng cười mang thương hiệu Văn Lang không thể lẫn được.

Thứ hai: Tiếng cười Văn Lang có nội dung, nhân vật, bối cảnh là những

hiện thực đời sống xã hội nông thôn của làng cũng tương tự như nhiều làng khác. Song người Văn Lang bằng trí tuệ và sự thơng minh sáng tạo đã thổi

vào đó những yếu tố gây cười mà người nghe muốn không cười cũng khơng kìm nén được. Tiếng cười Văn Lang là tiếng cười của các yếu tố: hồn nhiên, dí dỏm, thông minh.

Thứ ba: Tiếng cười Văn Lang là tiếng cười phát huy truyền thống của

làng từ ngàn xưa: “lý sự tổng Văn”, “Văn Lang cả làng nói phét”. Thiên nhiên, các sản phẩm lao động, mối quan hệ xã hội, tất cả đều được thổi phồng lên gấp nhiều lần sự thật đó là tài “nói phét” song lại có bố cục hết sức chặt

chẽ, lo gíc, đó là cái tài của cư dân “lý sự tổng Văn”. Nghe truyện cười Văn Lang dù biết là sự vật, hiện tượng đang được thổi phồng lên, đang được hư

cấu đấy song người nghe vẫn thấy hợp lý. Giọng nói đặc biệt của người Văn Lang, nghệ thuật kể truyện của người Văn Lang góp phần tạo nên tiếng cười, làng cười Văn Lang. Truyện cười Văn Lang người làng khác kể đã mất đi một phần yếu tố gây cười.

Để nhận xét đánh giá về ý nghĩa và triết lý nhân sinh của truyện cười

Văn Lang, điều quan trọng là truyện cười đó phải do người Văn Lang sáng tác và người Văn Lang kể.

Tiêu chí để xem xét những truyện cười do chính người Văn Lang sáng tác và người Văn Lang kể trên ba khía cạnh sau:

- Truyện đã được truyền qua nhiều thế hệ của người Văn Lang, đông đảo người Văn Lang kể và biết về truyện.

- Truyện có đề cập đến những tên người, tên đất của làng Văn Lang. - Truyện phản ánh sát công cuộc mưu sinh của cư dân trong làng, những lễ hội, tục hèm, phong tục tập quán và ngôn ngữ thể hiện của người Văn Lang.

Từ cơ sở trên khi nhận xét về ý nghĩa và triết lý nhân sinh của truyện

cười Văn Lang, có thể thấy:

- Truyện cười do người Văn Lang sáng tác, trước tiên để kể cho người Văn Lang nghe, tạo ra tiếng cười hồn nhiên, vơ tư, sảng khối... có ý nghĩa

hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của làng. Nó góp phần động viên những người nơng dân ở một làng quê nghèo quên đi nỗi nhọc nhằn

vất vả, cân bằng trạng thái tâm lý, tạo ra tinh thần phấn chấn vượt khó vươn lên. Tiếng cười của làng Văn Lang góp phần vào việc bảo tồn và phát huy nền văn hiến của làng, một vùng quê “lý sự tổng Văn”, “Văn Lang cả làng nói phét”, một vùng q người nơng dân không chỉ cần cù lao động mưu sinh, mà cịn có trí tuệ, năng khiếu, sự sáng tạo và tạo ra đời sống văn hóa hết sức

phong phú đọc đáo để có được làng cười Văn Lang hôm nay.

Tiếng cười của làng Văn Lang có triết lý nhân sinh sâu sắc, vơ tư, hồn nhiên, thơng minh, hóm hỉnh, nhằm để động viên mọi kiếp người, không phân

biệt giàu nghèo, sang hèn. Tiếng cười của Văn Lang trong sáng, rất ít vị cay

độc, miệt thị, mọi người dân Văn Lang ai nghe cũng phì cười, khơng ai chạm

tự ái. Truyện cười Văn Lang hầu hết trên cơ sở “nói phét”. Trong truyện cười mọi sự vật, hiện tượng đều được phóng đại lên gấp nhiều lần. Sự phóng đại

thật hồn nhiên, vô tư thể hiện ước mơ cháy bỏng về một đời sống tinh thần,

vật chất tốt đẹp hơn, thể hiện tình yêu làng tha thiết và lịng tự hào về làng

mình, khơng chịu thua kém các làng bạn. Tiếng cười Văn Lang là tiếng cười của cộng đồng, là sản phẩm văn hóa của nhiều thế hệ, không của riêng ai.

2.2.1.3. So sánh truyện cười Văn Lang với truyện cười các địa phương khác trong cả nước

Cơ sở để tác giả đem ra so sánh và rút ra những điểm tương đồng và

khác biệt của truyện cười Văn Lang so với truyện cười các địa phương khác

trong cả nước, là căn cứ vào sách “Làng cười Văn Lang” do Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin xuất bản năm 2006 của hai soạn giả Hữu Thục và Dương Huy Thiện, sưu tầm và biên soạn gồm 174 truyện. Đối với truyện cười của

các làng trong cả nước tác giả căn cứ vào truyện đã được biên soạn trong

tuyển tập “Truyện cười Việt Nam”, trong đó tác giả tập trung khảo cứu truyện cười một số làng tiêu biểu như:

- Làng Trúc Ổ, Đông Sài, Đông Yên, Yên Từ, tỉnh Bắc Ninh; - Làng Hòa Làng, Dương Sơn, Liên Tục, tỉnh Bắc Giang; - Làng Vĩnh Hồng ở Quảng Trị.

Từ cơ sở đó tác giả đưa ra một số nhận định như sau.

* Những điểm tương đồng

- Chủ đề, đề tài có nhiều điểm tương đồng. Có thể phân làm 3 nội dung lớn:

hiện ở các hình thức lao động mưu sinh: săn bán, đánh bắt, hái lượm, cày cấy.

Đề tài về sinh hoạt đời sống, đấu tranh xã hội, tập trung vào đả kích

châm biếm bọn thống trị, tấn công trấn áp các lực lượng xấu xa, phê phán những thói hư, tật xấu.

Đề tài về sinh hoạt giải trí, tính giao nam nữ gồm truyện vui, truyện

cười, truyện tếu, truyện về giải trí phịng the.

- Thủ pháp gây cười cũng có nhiều điểm tương đồng, đó là cách nói

thổi phồng sự thật, đó là truyền thống của các làng cười. Ở Văn Lang, Phú

Thọ thì là “nói phét”, ở làng Trúc Ổ, Bắc Ninh là nói “đại ngơn”, ở làng Vĩnh Hồng, Quảng Trị là nói “trạng”. Song ở cả ba làng cười đều nổi lên, bên

cạnh nói “phét”, nói “trạng”, nói “đại ngơn” thì đều có lý sự một cách lo gíc

sắc bén, làm cho việc nói “phét”, nói “trạng”, nói “đại ngơn” là sự phóng đại rất hợp lý.

- Về điều kiện kinh tế, văn hóa các làng cười cũng có sự tương đồng. Đó đều là những địa phương nghèo, lao động mưu sinh rất khó khăn, song cư

dân lại rất yêu cuộc sống, yêu quê hương. Ngôn ngữ, ngữ điệu, giọng nói của các địa phương đều mang tính đặc thù và được vận dụng vào việc kể truyện

gây cười. Người làng cười kể truyện cười của làng bao giờ khả năng gây cười cũng cao hơn.

* Những điểm khác biệt

- Chủ đề, đề tài truyện cười Văn Lang phong phú hơn, đa dạng hơn, số

lượng truyện cười Văn Lang cũng nhiều hơn. Văn Lang đã sưu tầm được 174 truyện cười, làng Trúc Ổ cao nhất trong các làng cười còn lại mới sưu tầm được 39 truyện.

- Tiếng cười Văn Lang đã được nâng cao một bước so với các làng

cười. Tiếng cười Văn Lang có đủ cung bậc, tính chất của tiếng cười: có cười đùa vui, khơi hài, đả kích, châm biếm. Tiếng cười Văn Lang vừa có tính bảo

tồn, vừa có sự phát triển. Tiếng cười Văn Lang có xu thế hội nhập vươn ra khỏi không gian làng, trong khi đó tiếng cười của các làng khác khơng gian

hẹp, khơng có xu thế hội nhập.

- Nghệ thuật truyện cười Văn Lang cũng có những điểm khác biệt với

các làng, đó là truyện kể ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, cốt truyện đầy kịch tính, kết thúc bất ngờ, yếu tố gây cười rất cao.

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)