Hát chèo
Các thế hệ người dân Văn Lang không chỉ để lại những truyện cười trở thành di sản phi vật thể quý báu, mà Văn Lang còn được người dân trong
tổng, trong huyện suy tôn là làng chèo. Từ xa xưa làng lúc nào cũng có gánh hát chuyện nghiệp, tổ chức theo dịng họ, có các nghệ nhân cha truyền con nối và thu hút các tài năng trong làng tham gia. Gánh hát lâu đời nhất cho đến
năm 1945 là của họ Hán thôn Võ Lang, người trùm cuối cùng là cụ nghệ nhân Trùm Trứ mà làng quen gọi là cụ Trùm Nghé. Ngoài gánh hát của cụ Trứ để trình diễn các vở hát bội (hát tuồng), hát chèo, thì làng cịn có phường hát nhà tơ (hát cơ đầu) chun nghiệp của dịng họ Bùi thôn Liên Giang nhà cụ Cử. Sau năm 1945 làng có đội văn nghệ vừa biểu diễn, vừa tự biên tự diễn các tiết mục. Người dân Văn Lang rất thích xem các buổi hát bội, hát chèo. Các quan viên của làng đều học đánh trống chầu để điều khiển các đêm diễn. Mỗi khi
làng mở hội, màn đêm vừa buông xuống, khi tiếng trống chầu vang lên từ sân
đình thì từ nam phụ lão ấu đều xốn xang thu xếp công việc gia đình cho
nhanh để cịn ra đám. Đúng như câu ca:
“Trai nghe tiếng trống nức lòng Gái nghe tiếng trống dối chồng mà đi”.
Các thế hệ cao tuổi của làng ai cũng từng được xem các vở hát bội, vở
chèo cổ như: Phụng nghi Đình, Võ Tòng đả hổ, Trương Viên, Tống Trân Cúc Hoa, Quan âm Thị Kính, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Xúy Vân giả dại... do chính gánh hát của làng, đội văn nghệ của làng biểu diễn.
của làng vẫn tiếp tục phát huy truyền thống của làng. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, làng Văn Lang có may mắn khi đồn tuồng Bắc sơ tán từ Hà Nội về. Các nghệ nhân của làng như cụ Trùm Nghé đã phối
hợp với đoàn tham gia dàn dựng và biểu diễn nhiều tiết mục ở địa phương.
Do lòng yêu mến văn nghệ dân gian, nhiều thế hệ nghệ nhân của làng
đã trưởng thành, có những gia đình có nhiều thế hệ tham gia như gia đình
nghệ nhân Trứ thôn Võ Lang, nghệ nhân Mịch, nghệ nhân Lịch thơn Phú
Đỉnh. Có rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng ở làng như ông Lợi, ông Biểu, ông Ất
thơn Võ Lang.
Sau hịa bình lập lại năm 1954, đội văn nghệ của làng vẫn biểu diễn hỗn hợp các vở tuồng, chèo cổ và các hoạt cảnh chèo mới cho đến năm 1970. Thời gian này một lớp nghệ nhân nổi tiếng như các ông bà: ông Thuận Lệ, ông Tý thôn Phú Đỉnh, ông Liên Đạt thôn Võ Lang, bà Tần, bà Hồng Nhật thôn Phú
Đỉnh, bà Viêm thôn Liên Giang... Riêng phường hát nhà Tơ của họ Bùi sau
năm 1945 khơng cịn được biểu diễn nên đã tự tan.
Từ sau năm 1970, đội văn nghệ của làng chỉ chuyên môn biểu diễn hát chèo, khơng cịn hát bội nữa.
Một lớp diễn viên mới trưởng thành, tiêu biểu như ông Hán Cơng Bình trưởng đồn người Liên Trì, các ơng Hạnh, ơng Hiểu, bà Tuất, bà Tình, bà Sơn...
Những nghệ nhân hát tuồng, chèo khơng những chỉ đóng góp cho văn nghệ dân gian của làng mà cịn đóng góp lao động nghệ thuật cho tỉnh, cho cả nước.
Sau hịa bình năm 1954 các nghệ nhân tiêu biểu của làng như cụ Trứ, ông Mịch, ông Lĩnh được mời lên truyền dạy nghệ thuật hát và biểu diễn chèo cho đoàn chèo tỉnh Phú Thọ sau này là đoàn chèo Vĩnh Phú. Hai nghệ nhân
Mịch và Lịch ở lại làm diễn viên của đoàn chèo Phú Thọ cho đến khi về hưu. Làng cũng đóng góp cho đoàn tuồng Trung ương hai nghệ sĩ là nghệ sĩ Hán
Bên cạnh các nghệ nhân hát, múa chèo, tuồng làng Văn Lang thời nào cũng có một lớp nghệ nhân sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc như: trống lớn, trống con, đàn, sáo, nhị, kèn bát âm và thành thạo các làn điệu chèo, các tiết tấu trong hát bội, tham gia biểu diễn phục vụ khán giả. Điển hình như các ơng: ơng Khoa Thứ, ông Tý Tẹng, ông Thuận Lệ, ông Trứ, ông Mịch, ông Lịch đến thế hệ hiện nay như ông Tĩnh, ông Khải, ông Hiểu, ông Hạnh, ơng Bình. Có điều khá đặc biệt là các nhạc công ở Văn Lang từ xưa đến nay
khơng có phụ nữ tham gia.
Sân khấu biểu diễn văn hóa dân gian của làng cũng ngày càng đa dạng. Thời xưa biểu diễn vào các đêm tổ chức lễ hội ở sân đình làng, đình thơn Võ Lang, đình thơn Liên Trì. Từ những năm 60 khi có hợp tác xã nơng nghiệp
các thơn thì biểu diễn tại sân kho hợp tác xã. Làng còn cho đắp hai sân khấu ngoài trời bằng đất, một sân khấu tại chợ Điếm trung tâm làng và một sân
khấu tại sân kho hợp tác xã thôn Liên Giang.
Sân khấu chèo phục vụ cũng đa dạng hơn, các sự kiện chính trị của địa
phương như dịp đại hội Đảng, bầu cử Hội đồng Nhân dân, đại hội hợp tác xã,
tiễn tân binh lên đường nhập ngũ, ngày hội đại đoàn kết các dân tộc 18 tháng 11.
Đội chèo làng Văn Lang không chỉ biểu diễn cho người làng xem mà
còn được mời tham gia biểu diễn ở các làng trong và ngoài huyện và cả nước.
Đài phát thanh và Truyền hình Phú Thọ, Đài tiếng nói Việt Nam... cũng nhiều
lần về làng ghi hình phát trên đài của tỉnh, của cả nước.
Là địa phương nổi tiếng về hát chèo, đội văn nghệ xã đã nhiều lần tham gia các hội diễn cấp huyện, được cử đi hội diễn cấp tỉnh và Trung ương đều đạt giải cao và đoàn cũng tham gia hội diễn do các đoàn thể, tổ chức như: Hội
Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, hội Nơng dân, Đồn Thanh niên cấp huyện, tỉnh, Trung ương.
biểu diễn các vở truyền thống, các vở do các nghệ sĩ chun nghiệp sáng tác, thì đồn cũng tự biên tự diễn được nhiều tiết mục, đặc biệt là các hoạt cảnh
chèo để phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đội trưởng đội
văn nghê, cũng là diễn viên nhiều thế hệ đều do cán bộ văn hóa làng xã đảm
nhiệm. Các ơng khơng những là những nghệ nhân xuất sắc, cịn là những tác giả các hoạt cảnh chèo tiêu biểu như cụ Cổ ủy viên văn hóa xã giai đoạn 1960 - 1980, cụ Hán Văn Sinh thôn Phú Đỉnh, ơng Hán Cơng Bình ủy viên văn
hóa, đội trưởng đội văn nghệ giai đoạn 2000 đến 2014.
Bước sang thời kỳ đổi mới, hoạt động của đội văn nghệ và phong trào
sáng tác lên cao, đạt nhiều huy chương và bằng khen từ cấp huyện đến Trung
ương, xin đơn cử:
- Từ năm 2000 đến 2005 tự biên 8 hoạt cảnh chèo tham gia hội thao cấp tỉnh đạt 13 Huy chương vàng, 4 Huy chương bạc.
- Năm 2006 tham gia liên hoan tiếng hát làng chèo toàn quốc tổ chức tại tp. Nam Định được 2 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc.
- Năm 2010 hội thi toàn quốc do ngành cơng an tổ chức tại Hải Phịng với hoạt cảnh chèo tự biên “Vỡ mộng làm giàu” được bằng khen của Bộ Công an.
- Năm 2001 - 2002 - 2005 tham gia hội thi tồn quốc do Hội Nơng dân toàn quốc tổ chức đạt xuất sắc, 1 Huy chương bạc và Bằng khen của Bộ Văn hóa - Thơng tin.
Hoạt động của đội văn nghệ làng Văn Lang, xã Văn Lương được Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đánh giá cao.
Trong năm 2013 đội văn nghệ xã Văn Lương đã biểu diễn được 20 buổi, phục vụ hơn 10 ngàn lượt người xem. Đội đã viết và dàn dựng hai tiểu phẩm đi thi đạt giải xuất sắc tại huyện và tỉnh. Ngồi ra Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình tỉnh Phú Thọ đã ghi âm,
ghi hình hai ca cảnh chèo của đội phục vụ khán giả cả nước và
trong tỉnh nhà. Tham gia Hội thi thông tin văn nghệ do ngành Văn hóa tổ chức tại đền Hùng đội đã đạt thành tích cao giành 3 Huy
chương vàng, 1 Huy chương bạc
Như vậy ngồi là một làng cười thì Văn Lang còn là làng Chèo nổi tiếng.