Biến đổi văn hóa vật thể

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 103)

3.1.2.1. Biến đổi không gian cảnh quan, kiến trúc nhà ở

- Biến đổi khơng gian cảnh quan: nhìn bề ngồi cảnh quan mơi trường của làng khơng có mấy đổi thay, làng xóm vẫn ẩn mình dưới những bóng cây cổ thụ xanh um hàng trăm năm tuổi. Người Văn Lang vẫn lưu giữ những cây

ăn quả từ lâu đời như: mít, nhãn, sấu, thị khơng phải vì lợi nhuận mà chỉ đơn

giản cây cho bóng mát, cây là di sản của các thế hệ trước để lại, cây là người bạn để khi đi xa trở về còn nhận được những kỷ niệm xưa thân thuộc, song

thực tế lại hoàn toàn khác. Theo lời kể của các bậc cao tuổi, cảnh quan của làng đã thay đổi đi nhiều. Rừng dứa đã biến mất kéo theo hàng loạt chim thú bỏ làng ra đi, ruộng hai vụ trở thành ruộng chứa cát, nước ngầm dần cạn kiệt. Rừng lá cọ sống lâu hơn song cũng đã đi theo rừng dứa ta, muốn mua một cây chổi cọ quét sân, quét cổng, người Văn Lang phải xuống chợ để mua, một

việc trước đây chưa hề có. Rất nhiều cây cổ thụ trong làng đã bị thương bn

đến mua đi, thậm chí mấy cây xanh cổ thụ và bệ thờ vua Thủy Tề tại mơm

Lần Thần, có thời trẻ nhỏ nếu khơng theo cha ơng đến làm lễ thì khơng bao giờ dám bước chân tới, thì nay bệ thờ và cây cũng đã khơng cịn, đã trở thành thổ cư...

- Biến đổi về kiến trúc nhà cửa: Nếu như trước đây nhà ở của người

làng là nhà gỗ lợp lá cọ khơng hề có nhà ngói, giờ rừng đã mất, vật liệu gỗ và lá cọ hiếm hoi, cộng với nạn hỏa hoạn ln hồnh hành. Một phong trào ngói hóa đã diễn ra ở làng và đến nay tồn làng khơng cịn một ngôi nhà cổ nào,

toàn làng dù kinh tế khác nhau song đã cố gắng để ngói hóa, bê tơng hóa, phi bơ rơ xi măng hóa... Nhà cấp 4 làm vừa nhanh, vật liệu dễ kiếm, tránh được

mưa thì vẫn cứ dột. Kiến trúc nhà ở của làng đã thay đổi, khơng cịn dấu ấn

của những ngôi nhà cổ thủa xưa. Trong làng Văn Lang từ bốn năm trở lại đây có một hộ gia đình tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương như các loại đá, cây cảnh, hoa kiến tạo một khu vườn sinh thái, tạo điều kiện sống của con

người hòa hợp với thiên nhiên, theo thuyết Tam tài: Thiên - địa - nhân. Khu

vườn sinh thái độc nhất của làng đang là điểm đến thăm quan thú vị của các

cháu học sinh, những cụ cao tuổi.

3.1.2.2. Biến đổi trong hệ thống di tích và cơ sở thờ tự

Văn Lang là một làng khá đặc biệt, làng có đến 3 ngơi đình, 3 ngôi

chùa, 3 ngôi miếu và đền thờ Lý Nam Đế. Các di sản văn hóa vật thể này đều gắn chặt đến lễ hội của làng và đời sống tâm linh của cư dân địa phương.

Chiến tranh, sự thờ ơ của con người, những nhận thức sai lệch về tự do tín

ngưỡng, suốt một thời gian dài các cơ sở thờ tự đã bị hủy hoại và biến mất. Cả làng chỉ còn lại hai ngơi cổ tự là miếu thơn Liên Trì và chùa Thơng. Mấy năm trở lại đây nhân dân trong làng đã vận động, xã hội hóa dựng lại miếu và chùa làng Văn. Từ năm 2010 được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các nhà

văn hóa, các nhà hảo tâm làng Văn Lang đã dựng lại đền thờ Lý Nam Đế trên

động Khuất Liêu. Có thể nói sau một thời gian dài hoang phế, các cơ sở thờ tự

di sản văn hóa vật thể của làng cười Văn Lang đang sống lại, phục vụ cho lễ

hội, đời sống tâm linh của nhân dân và du khách góp phần vào giáo dục

truyền thống yêu nước và tạo vị thế cho một làng Văn Lang văn hiến từ hàng ngàn năm.

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)