VĂN HỌC DÂN GIAN LÀNG VĂN LANG Ca dao tục ngữ

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 147 - 154)

Ca dao tục ngữ

1. Dù ai đi ngược về xuôi

Váy xắn quá gối là người Văn Lang 2. Một ngày hai bữa cơm đèn

Còn đâu má phấn, răng đen hỡi chàng 3. Suốt ngày lặn suối trèo non

Còn đâu má phấn môi son hỡi chàng 4. Ngày ăn cơm với chồng một bữa

Đêm ngủ với chồng được nửa trống canh

5. Văn Lang bắt được con lươn

Thịt đem nướng chả còn xương đẽo cày 6. Văn Lang có một mơng (khóm) khoai Nhặt được ba gánh thừa hai cái đầu 7. Yêu nhau không kể cửa nhà

Một tàu lá cọ cũng là dinh cơ 8. Yêu nhau chẳng biết để đâu Để vào móm cọ lâu lâu lại dòm

9. Một đồng một giỏ không bỏ nghề sơn Trăm giận nghìn hờn tróc vẫn là trai 10. Quả dứa mắt nó tráo trưng

11. Chàng về đường ấy làm chi Xung quanh là nước tứ vi là đồi Chàng về Văn Lang với tôi

Sáng thời đi học, chiều chơi đánh cờ Tối thời đọc sách ngâm thơ.

12. Ngày thì đóng khố cởi trần Đêm thì xách giỏ đi lần bờ ao

Đố ai sướng được như tao

Cua nấu, cua nướng, cua xào, cua rang. 13. Ơi cô con gái Văn Lang

Bán dứa, bán hàng, bán cả anh mua Dứa em em để bán hàng

Anh muốn mua cả anh sang quê nhà 14. Giàu Văn Lang cả làng kiếm củi 15. Ba gian nhà ngói bức bàn

Trái duyên coi tựa một gian chuồng gà Một gian nhà cọ lòa xòa

Phải duyên coi tựa một tòa lầu son. 16. Văn Lang Cổ Tiết đâu xa

Bắc cầu qua suối cho ta ở gần. 17. Hôm nay đi bắt tôm càng

Em ra chỗ khuất để chàng khỏi chê Tôm càng tươi gớm tươi ghê

Chàng mang biếu khách quà quê hương mình. Đồng dao: Con chim Từ bi Con chim Từ bi Ngày thì dãi nắng Tối về dầm sương Mặc Anh ý chương Lo đi liệu lại

Phận em là gái Như thể hoa sen Lấy phải vợ hèn Như mang bị rách Nước sông kế ngạch Nước giếng kề ao Chàng đứng cho cao Chàng nhìn họ tỏ Nước sơng thì đỏ Nước giếng thì trong Hai nước thong dong Nước hơn nước kém Mùa hè chưa đến

Tiếc nước ao tù

Thả con cá gáy (chép) Tiếc người thế ấy Lấy vợ thế ru

Ơng Lạng Nhẫn đi tu

Có hai vợ chồng nhà con chim chích

Đẻ ở tại ơng

Được chín trứng ấp được chín con

Chồng gìn giữ vợ đi kiếm chác Chí lăm le bắt nhện khơng ngờ Hoa sen cụp lại

Chồng mong con nhịn đói Cõng con lên đỉnh núi mà trơng

Gái chín con, ăn ở chưa hết lòng chồng Còn đắm đuối ở bên hoa nguyệt

Đá kia ném xuống ao bèo

Dao kia rạch nước hết điều quanh co.

Người truyền lại

Cụ Cố: Hán Thị Tách

Một vài câu chuyện cười tiêu biểu

Truyện: Củ sắn xuyên qua đường 24

- Chuyện gì?

- Cụ Tổng Tuân vừa bắt nhà Khép nép sang đình phạt vạ. - Nhà nó hiền như đất, tội gì mà phạt.

- Tội to! Năm nay nhà nó xin đâu được loại sắn giống mới đem trồng ở ngỡn sắn bên đình Thuồng Luồng, ơng trẻ cũng biết ngỡn nhà nó giáp ngay đường 24. Trồng giống mới khơng có tội, tội là khơng rào dậu cẩn thận để củ

sắn chui khỏi ngỡn xuyên qua đường 24 sang đất Cổ Tiết làm nứt toác cả đường cái quan ra, khơng tội là gì?

- Cháu lại nói phét rồi.

- Ơng trẻ khơng tin sang ngay nhà cháu “mục sở thị”. Sáng nay mẹ đĩ

nhà cháu đi gặt ở đồng Lọt Sọt về qua, thấy vợ chồng Khép nép đang đào đường khênh củ sắn lên để san lại đường cho tổng. Mẹ nó xin được một mẩu

dắt vào cạp váy mang về khoe, về đến nhà củ sắn đã chín nhừ bỏ bung ra, lũ trẻ nhà cháu đang ngồi ăn.

Người cháu dắt ông trẻ sang nhà để “mục sở thị”. Vừa ra đến ngõ thì

bên nhà người cháu có tiếng kêu tru tréo:

- Ối làng nước ơi! Ối làng nước ơi! Cứu, cứu...

Ơng cháu chạy vào nhà, thấy hai đứa trẻ ngồi mắt trợn ngược, mồm

ngậm đầy sắn.

- Đưa tôi cái muôi nhanh lên. Sắn nhiều bột quá, nghẹn đấy mà. Ơng trẻ lấy chiếc mi cào vào lưng hai đứa trẻ, miệng lẩm bẩm

- Một muôi xuôi cháu nghỉ! Hai muôi xuôi cháu nghỉ! Ba muôi xuôi cháu nghỉ!

chúng lại tiếp tục ăn. Chị vợ than!

- Ối giời ơi! Làng ta đã có tiếng là xấu cây tốt củ rồi, sao phải đưa cái

giống của Tây về, to gì mà to quá vậy, chỉ hại người, ai mà chịu được!

Theo lời kể của bà Bủ Kết làng Văn Lang

Truyện: Hít hơi chả, trả tiếng tiền

Một bà quê ở Văn Lang xuống tỉnh lỵ Hưng Hóa mua muối về bán. Bà mang theo một nắm cơm kèm muối vừng để ăn đường. Xuống đến tỉnh Hưng

đúng vào bữa trưa, bà vào một bóng cây bên vỉa hè, giở cơm nắm ra ăn. Sau

lưng là một quán cơm đang làm món thịt nướng cho khách, mùi thơm nhức mũi khiến bà vừa ăn vừa hít lấy, hít để.

Chà thơm quá! Ngon miệng thật!

Ăn xong đứng dậy bà định đi sang hàng muối thì viên chủ quán sấn tới

ngăn lại:

- Bà đã hít hơi chả của tôi, vậy phải trả cho tôi đúng một quan tiền. Bà Văn Lang nhất quyết không chịu. Thế là hai người đưa nhau đến cửa quan. Viên quan đã ăn tiền đút của chủ quán đập bàn hỏi bà:

- Bà có thừa nhận là vừa ăn cơm vừa hít hơi chả thơm của hắn khơng? Thấy bà nói rằng “có” viên quan lại bồi tiếp:

Thế hắn địi một quan là không đắt chứ? Bẩm không đắt, bà thản nhiên trả lời.

Vậy thì bà hãy trả cho chủ quán đúng một quan. Bà Văn Lang thong thả nói:

Tơi đồng ý trả. Nhưng xin quan cho tôi mượn cái chậu thau để đếm ạ. Gã chủ qn sốt sắng bảo:

Khơng cần, có quan làm chứng, bà cứ đưa đây.

Bà Văn Lang quyết không chịu, viên quan đành cho lính lệ mang ra một chiếc chậu thau. Người đàn bà Văn Lang lấy từ trong bọc ra đúng một quan tiền, giơ cao tay vãi nhiều lần xuống chậu, nghe xủng xoảng. Vừa vãi tiền vừa hát:

“Tơi hít hơi chả Tơi trả tiếng tiền Ơng nghe nhận liền Có quan làm chứng”

Hát xong người đàn bà hốt tiền cho vào bọc rồi đi thẳng trước sự chưng hửng của ông quan và chủ quán.

Phụ lục 3

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 147 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)