Gị: “Nghiên bút ơng nghè”

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 52)

Trước cửa đình làng Văn Lang là đầm nước hợp lưu của hai đầm: đầm

sông Cõi và đầm Cồ Cong, nước mênh mang cập đến tận bờ của sân đình.

Hướng về mặt nước đó là sáu dải đất vươn ra mặt nước. Theo các bậc cao tuổi nói đó là sáu con rắn vàng đang định bắt con sò ngọc nổi lên mặt nước mênh mang, gần ngay sân đình là doi đất dài nổi mập mờ trên mặt nước. Truyền

thuyết nói rằng đó là cây bút lơng của ơng nghè, và xa hơn về hướng chính

Nam, một gị đất trịn nổi cao trên mặt nước, trên đó xum x những cây lộc

vừng và một ngôi mộ cổ, dân địa phương gọi là gị ơng Thai. Truyền thuyết

kể rằng đó là nghiên mực của quan nghè. Truyền thuyết đó được các vị cao

tuổi kể lại như sau:

Đã từ lâu lắm tại thôn Võ Lang, làng Văn Lang có một người phụ nữ

góa chồng ở góa ni người con trai nhỏ. Nhà nghèo, ruộng rừng khơng có,

bà mẹ góa chỉ suốt ngày mị cua bắt ốc nuôi con, bất kể mùa hè nắng cháy,

mùa đơng giá lạnh, mẹ con mỗi người chỉ có một manh quần tấm áo che thân. Người con trai rất hiếu học và sáng dạ, cậu thường ngồi ngoài sân nhà thầy đồ

để học lén... Quan viên hai thôn Văn Lang, Võ Lang đều khinh miệt mẹ con

người góa phụ.

Triều đình mở khoa thi, chàng trai về Kinh ứng thi, khoa thi đó chàng

thanh niên mồ cơi cha nghèo khó làng Văn Lang đã đỗ tiến sĩ. Ông nghè vinh quy về làng, về đến thơn Ao Quan, nhìn đồng nước mênh mơng khơng người

đón rước, ông nghè đi nhờ thuyền một người đánh cá cập bến sân đình. Sân đình vắng hoe, chánh tổng, lý trưởng cùng các chức dịch tổng Văn làng Văn

Lang đều khơng có mặt vì khinh thường xuất thân ông nghè nghèo khó. Ơng nghè lặng lẽ đi về lều tranh thơn Võ Lang đón mẹ và bỏ làng ra đi. Đến trước sân đình ơng quăng bút nghiên xuống đầm nước và nguyện rằng: “Làng Văn

Lang khinh kẻ sĩ, kể từ nay sẽ khơng cịn ai đỗ đạt”.

Ơng nghè bỏ đi khơng biết đi đâu; lạ thay, sáng hơm sau đầm nước

trước sân đình nổi lên một gò nhỏ thấp và dài, một gò tròn và cao hơn, dân

làng gọi là gò “nghiên bút quan nghè”...

Văn Lang là đất hiếu học song không biết vì sao suốt từ thời kỳ đó cho đến tận hơm nay, khơng có một người Văn Lang nào đạt đến học vị tiến sĩ. Đã

lâu rồi lời nguyền của quan nghè vẫn ám ảnh các thế hệ của người Văn Lang. Tuy là truyền thuyết nhưng nội dung của nó có gắn với một nhân vật có thực tại địa phương đó là Ơng nghè Hán Lương Bật mà sự kiện ông rời làng

đi lập nghiệp ở Kiến Xương, Thái Bình đã được đề cập ở trên. Từ ngày con

cháu quan nghè về quê nhận lại nội tộc và tham gia xây dựng nhà thờ họ Hán tại làng Văn Lang xem ra sự học của con em làng có đà tiến tới, làng vẫn

chưa có tiến sĩ song đã có gần chục thạc sĩ tuổi đời vẫn còn trẻ.

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)