2.1.1. Tên gọi
Người Giáy là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, trong dân gian vẫn còn lưu truyền nhiều câu tục ngữ như: “Xịp ba rì tý bỏ đáy xì ná” có nghĩa là “Mười miếng nương so khơng bằng được góc ruộng”, “Háu dủ ná,
pra dủ tà” nghĩa là “Thóc ở ruộng, cá ở sông”, “tắm hung ná quản” nghĩa là
“Ao to ruộng rộng”... Tất cả các lễ - tết - hội trong năm đều liên quan đến
lịch mùa vụ của lúa nước. Người Giáy ở Tả Van, Sa Pa nói riêng và người
Giáy trong tỉnh Lào Cai nói chung đều lấy lúa nước làm nguồn thu chính. Do
Pa ra đời và tồn tại cùng với cuộc sống của đồng bào Giáy, gắn liền với đời
sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
Theo khảo sát cho thấy, người Giáy ở xã Tả Van đã định cư được trên 10
đời, nếu lấy mỗi đời tính với 20 năm thì cũng đã trên 200 năm lịch sử. Và lễ hội
Róong pọoc cũng phải có từ khi người Giáy di cư đến cư trú ở đây (khoảng hơn 200 năm). Các dòng họ đến định cư sớm nhất tại làng Mướng Và, xã Tả Van được cho là họ Sần, tiếp đến là họ Vàng, họ Lù và các họ Phan, Nông... Hiện
nay, thôn Tả Van Giáy (làng Mướng Và) tách thành 2 thôn (Tả Van Giáy I, Tả Van Giáy II), có 110 hộ với 550 nhân khẩu. Nghệ nhân Hồng Mục (người thơn Tả Van Giáy I) cho biết: không rõ lễ hội xuất hiện từ khi nào và có từ đời nào, ai là người tổ chức đầu tiên, chỉ biết rằng từ khi người Giáy sinh sống tại thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, con cháu người Giáy đã thấy ông, bà hàng năm đều tổ
chức lễ hội Róong pọoc vào ngày Thìn tháng giêng.
Theo cách giải thích của một số nghệ nhân người Giáy, “Róong pọoc” có nghĩa là xuống đồng. Trong tiếng Giáy, “Róong” là “xuống’, nhưng “pọoc” lại
chưa phải hoàn toàn là “đồng”, mà mang nghĩa là “hội” nhiều hơn, bởi vì “pọoc” ở đây chỉ “đơng người”. Như vậy, ta có thể hiểu hai từ “Róong pọoc” là “hội” (đã có hội ắt phải có đơng người) được tổ chức ở cánh đồng [24, tr.29].
2.1.2. Mục đích tổ chức lễ hội
Đối với cư dân nông nghiệp, trồng trọt là hoạt động sản xuất chính
cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế của các hộ gia đình. Người nơng dân đã nỗ lực khai thác, cải tạo, tận dụng những tiềm năng sẵn có của tự nhiên để canh tác, nhưng mọi cố gắng của họ không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn. Hạn hán, mưa lũ, dịch bệnh dẫn tới năng suất của các loại cây trồng không ổn định, mất mùa
như vậy người Giáy cho rằng, ngoài thế giới thực của con người đang hiện
hữu cịn có một thế giới khác, thế giới của các đấng siêu nhiên, thần thánh; và cuộc sống của con người, vạn vật trên trái đất đều bị chi phối bởi các vị thần linh đó. Chính vì thế mà nhiều loại hình tín ngưỡng đã hình thành, đặc biệt là tín ngưỡng dân gian liên quan đến chu kỳ vật nuôi, cây trồng.
Người Giáy quan niệm: trời là cao nhất, trời sinh ra tất cả điều lành, dữ,
tốt, xấu; “tiên” cũng ở trên trời, nhưng “tiên” chủ yếu làm ra điều tốt lành.
“Thần” là ở dưới trần gian, trực tiếp làm ra những điều lành, dữ, tốt, xấu. Do
đó, lễ cúng “thần” trong lễ hội Róong pọoc cũng là cúng cả trời, cả tiên và các
thần để cầu mong sự che chở từ phía các đấng thần linh [5].
Lễ hội Róong pọoc của người Giáy là hội xuân, là ngày hội để kết thúc một tháng vui chơi của năm mới đến, đồng thời mở đầu cho một năm lao động, một mùa vụ mới. Đây cũng là lễ cúng thần cai quản địa bàn (thần thổ địa), để cầu mong thần linh phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, mùa màng bội thu,
chăn nuôi phát triển, xóm làng bình n, mọi người khỏe mạnh. Vậy nên, năm nào không tổ chức được lễ hội Róong pọoc thì mọi người mọi người trong
làng đều cảm thấy mọi việc không thuận lợi.