3.1. Những biến đổi trong lễ hội Róong pọoc truyền thống hiện nay
3.1.1. Biến đổi về mục đích tổ chức
Lễ hội truyền thống được sinh ra để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng,
trước hết là cộng đồng làng xã. Ngày nay, khi xã hội đang chuyển mình từ
nông nghiệp thuần túy sang xã hội công nghiệp, những nhu cầu của cộng
đồng cũng nhu từng cá nhân trong cộng đồng có sự thay đổi, kéo theo sự biến đổi của mục đích lễ hội. Có thể nhận thấy sự biến đổi này trên hai phương
diện cụ thể là: Mục đích tổ chức lễ hội và mục đích tham gia lễ hội [10, tr.47]. Lễ hội Róong pọoc truyền thống tuy lưu giữ được những giá trị truyền thống
tốt đẹp, nhưng theo thời gian không thể tránh khỏi được những biến đổi. Để
xem xét biến đổi về mục đích có thể thấy lễ hội tại làng Mướng Và cũng đã
biến đổi trên hai phương diện như tác giả Mai Thị Hạnh đã nói trên:
Trước hết về mục đích tổ chức, Lễ hội Róong pọoc truyền thống được sinh ra để đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Giáy. Tất cả đều
cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, “người yên,
vật thịnh”. Đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân; gắn bó các thành
viên trong cộng đồng, nhằm xây dựng mối quan hệ cộng cảm của những con người có thân phận khác nhau, mà ngày thường có một khoảng cách vơ hình nào đó ngăn cản. Hòa quyện vào tinh thần cộng cảm ấy là việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Giáy.
Trong lễ hội hiện nay, đây vẫn là một trong những mục đích chính vơ cùng
quan trọng của người dân ở làng Mướng Và cũng giống với bất kỳ mục đích tổ chức lễ hội truyền thống nào trên địa bàn huyện Sa Pa nói riêng cũng như
tỉnh Lào Cai nói chung. Nhưng trong xu hướng tồn cầu hóa, cùng với thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường quốc tế, lễ hội được tổ chức ra không chỉ đơn
thuần là với những mục đích đã nêu trên.
Việc tưởng nhớ, tri ân các vị thần thánh được thể hiện đặc biệt sau sắc qua phần nghi lễ, những lễ vật dâng cúng. Cùng với việc ôn lại lịch sử truyền thống, cộng đồng làng cũng không quên cầu xin thần phù hộ cho ước nguyện “người yên, vật thịnh”, mùa màng tốt tươi - một ước nguyện muôn đời của cư dân nông nghiệp cổ.
Lễ hội Róong pọoc truyền thống được tổ chức là cịn đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong thời điểm nơng nhàn, đây là một mục đích có vai trị quan trọng trong đời sống của người dân hiện nay. Cuộc sống thôn quê không phải lúc nào cũng là ngày hội, chính vì vậy cuộc sống nơi làng Mướng Và vốn tĩnh lặng ấy nay vang dậy tiếng trống chiêng, tiếng kèn pí lè, tiếng nhạc cụ, tiếng ca hát, những bài múa dân gian truyền thống, những làn điệu hát dân ca cổ
truyền… nơi trung tâm lễ hội của “người người, nhà nhà” trong cộng đồng. Nơi mà người dân có thể vui chơi, quên đi một phần nào đó những vất vả, lo toan
trong tâm trí. Nơi mà tưởng như “vơ trật tự, thái q” nhưng lại có giá trị to lớn trong việc giải phóng những xung cảm bị kìm hãm trong đời sống đơn điệu hàng
ngày. Lễ hội Róong pọoc được tổ chức cũng là nơi mà người dân làng Mướng Và sau một năm lam lũ cùng với cơng việc đồng áng, lại có dịp được gặp gỡ, bỏ mặc những xích mích cá nhân, cùng nhau chung tay đóng góp để tổ chức lễ hội thật đơng đủ, thật hồnh tráng. Rồi cùng nhau ngồi ăn trong mâm cơm cộng cảm, biểu
dương sức mạnh cộng đồng. Nhưng hiện nay, một điều rất đáng tiếc cho lễ hội
Róong pọoc là bữa cơm cộng cảm đã khơng cịn được tổ chức, theo lời kể của ơng chủ lễ Hồng Mục: “Trước đây, sau khi đã tổ chức xong phần lễ và phần hội, cả làng sẽ cùng ở lại để ăn bữa cơm cộng cảm ngay tại cánh đồng tổ chức lễ hội. Mỗi người sẽ phải tự chuẩn bị cho mình, một bát cơm, một đôi đũa và nước chấm
riêng. Trong bữa ăn, chủ làng sẽ ôn lại lịch sử truyền thống của làng, của lễ hội, để con cháu thế hệ sau được biết đến. Tiếp đó, chủ làng sẽ thơng báo những quy ước của làng về việc sử dụng nguồn nước, tài nguyên rừng,v.v... sau khi kết thúc bữa
ăn, cả cộng đồng cùng nhau thu dọn và cũng diễn ra các hoạt động văn nghệ như
hát giao duyên... Nhưng đã từ lâu, lễ hội Róong pọoc đã khơng cịn tổ chức được bữa cơm cộng cảm. Bởi vì, địa điểm tổ chức không đủ rộng hay thời tiết không ủng hộ, cũng như ý thức của người dân khơng cịn như trước. Nhà nào, nhà nấy đều có mâm lễ riêng, rồi họ tự đem mâm lễ về ăn tại nhà”.
Có thể thấy, đây là một cơ hội mở cho tất cả mọi người trong đó có chính quyền địa phương, nhằm góp phần quảng bá hình ảnh du lịch, khẳng định tên
tuổi, hình ảnh đa sắc màu văn hóa của cộng đồng người Giáy tại làng Mướng Và nói riêng và huyện Sa Pa nói chung. Khơng chỉ vậy, đây là một cơ hội to lớn với mục đích kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của dân làng nơi đây.