2.3. Công tác chuẩn bị lễ hội
2.3.2. Lễ vật dâng cúng
2.3.2.1. Chuẩn bị lễ vật cho lễ hội
Lễ vật dâng cúng trong lễ hội gồm có lợn, gà, vịt, cá, xôi mầu, bánh khảo, bánh bỏng, rượu, rau, nước chè, thịt treo, khâu nhục, bánh gù, trứng nhuộm đỏ, măng vầu, hoa quả (cam, quýt), quả còn, tiền vàng, hương, đèn
dầu, ống thóc cắm hương, 1 chiếc ơ đen... Các lễ vật trên được toàn thể người dân trong làng sắm sửa đầy đủ và bày biện đẹp mắt.
Một tuần trước ngày lễ hội, các bà chủ của mỗi gia đình trong làng đều phải chuẩn bị vải, cát vàng hoặc hạt ngơ, thóc và các tua vải mầu và dây vải bện để làm một đôi quả cịn. Chủ làng sẽ thơng báo lựa chọn 5 cô gái trẻ (gái
đồng trinh) xinh đẹp và trả một ít tiền cơng để các cơ làm 5 quả cịn (số 5 có
nghĩa là sinh sơi phát triển). 5 quả còn này được dùng để ra mắt thần linh, bày
đặt trên một chiếc đĩa để ở đầu mâm lễ chung của cả làng và sẽ được dùng để
ném tượng trưng trong phần nghi lễ. "Ở Đồng Tuyển, riêng bà chủ làng (vợ của người chủ trì lễ hội) phải làm đủ 4 quả còn, 4 quả còn này dùng để làm lý tung đi tung lại 3 lần ngay tại mâm lễ chung của cộng đồng".
Quả còn mang ý nghĩa linh thiêng và là biểu tượng cho âm dương hịa hợp. Quả cịn hình cầu to bằng nắm tay trẻ nhỏ, được khâu bằng nhiều múi
vải màu, bên trong nhồi thóc và hạt bơng, bơng cho sợi dệt vải. Quả cịn có các tua vải nhiều màu xanh đỏ, tím, vàng... trang trí và có tác dụng định
hướng trong khi bay trên không trung. Bên trong quả cịn là thóc và hạt bơng, sau này khơng có hạt bơng thì chỉ dùng thóc và cát. Đi quả cịn dài khoảng
Vòng nhật nguyệt (còn gọi vòng mặt trời, mặt trăng): Thơng thường người nhận trách nhiệm làm vịng mặt trời, mặt trăng là chủ làng và chủ lễ - dùng cật tre vót nhẵn buộc nối hai đầu tạo thành một vịng trịn có đường kính 50 cm, sau đó lấy dán giấy màu kín vịng. Một mặt dán giấy màu xanh, một mặt dán giấy màu đỏ. Mặt dán giấy màu xanh tượng trưng làm mặt trăng, ở
giữa vòng tâm người Giáy cắt 2 con âm dương (tượng trưng cho 02 con cá: một con cá màu tím và 1 con cá màu vàng quấn lấy nhau), bao bọc 02 con âm dương là một vòng trịn được cắt dán bằng giấy đỏ, phía mép ngồi và mép
trong có cắt tạo thành hình răng cưa. Sát mép vịng trịn ngồi được dán một vòn tròn bằng giấy màu vàng, cũng cắt tạo thành hình răng cưa ở cả mép
trong lẫn mép ngồi. Để dán hình 2 con âm dương cho chuẩn, đẹp, người
Giáy dùng miệng bát úp vào để đánh dấu vịng tâm, sau đó mới cắt dán con
âm dương. Ở vòng mặt trăng, con dương bằng màu vàng lao xuống, con âm
bằng màu tím vịng lên. Một mặt dán giấy màu đỏ, tượng trưng đó là mặt trời.
Ở mặt này cách làm cơ bản cũng giống vòng mặt trăng, chỉ khác là cách trang
trí dán giấy màu có đối nhau. Nếu ở phần mặt trăng con âm bằng màu tím
vịng lên thì ở mặt trời con âm bằng màu tím lao xuống và con dương bằng
màu đỏ vòng lên. Vòng tròn bao quanh 2 con âm dương được cắt dán bằng
màu vàng có đường mép hình răng cưa, bao bọc phía bên ngồi là vịng trịn màu xanh cũng cắt có hình răng cưa. Dưới vịng trịn là các tua hoa được cắt vng thẳng góc, lấy ống vuốt nén thành bơng hoa, thường có khoảng năm
dây dài khoảng 70cm - 80cm. Cắt giấy mầu làm đi rồng và chim én, bướm trang trí cho vịng mặt trăng, mặt trời treo cây nêu.
Cách làm hình vịng mặt trời, mặt trăng của người Giáy ở xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai), xã Quang Kim (huyện Bát Xát) khác một chút so với vùng người Giáy ở Tả Van Sa Pa. Để làm vòng nhật nguyệt, người Giáy xã Đồng
trăng mặt trời như sau: Chủ cúng chẻ lấy thanh tre hoặc một cành tre (thường là cành mai) dùng dao vót nhẵn và uốn vịng trịn có đường kính 40cm, sau dán
giấy báo căng lên trên vòng tròn. Nếu là làm vòng mặt trời chủ cúng đánh dấu
vào giữa tâm vịng trong đó bằng một dấu trịn màu trắng, tâm của vịng trịn là màu trắng có đường kính khoảng 20 - 25 cm, chủ cúng cắt tiếp một tờ giấy đỏ có kích cỡ bằng như vòng tròn giấy trắng kia, cắt vòng tròn mép ngồi và mép trong có đường diềm hình đồi núi, khoảng cách giữa vịng bé đến vịng to phải
đều nhau, các vòng tròn đường diềm này phải cắt bằng giấy đỏ cắt xong dán vào
tờ giấy trắng trông thấy màu đỏ trên nền trắng thật nổi bật. Ở ngồi vịng trong
đó chủ cúng cắt hình 8 con âm dương bằng giấy màu xanh trên nền đỏ 4 con,
giấy màu đỏ trên nền vàng 2 con, giấy màu tím trên nền đỏ 2 con. Tám con vật hình âm dương được dán đối xứng ở vòng tròn giấy đỏ dán đè lên giấy trắng như vậy ta được một vòng mặt trời. Tiếp theo chủ cúng đảo mặt bên để làm vòng
tròn mặt trăng. Vòng tròn biểu tượng cho mặt trăng được làm trên giấy nền màu xanh sau đó cắt dán vịng tròn đường diềm bằng màu vàng, cũng làm giống như cách dán làm vịng mặt trời. Mặt trời có tâm giấy màu trắng, mặt trăng có tâm bằng giấy màu xanh, kích cỡ của đường kính vịng trịn của mặt trời và mặt trăng là như nhau, cân xứng nhau chỉ có điều là mỗi mặt là một hình mặt trời và mặt trăng. Ở hình mặt trăng chủ cúng cắt 8 hình con âm dương dán bên ngồi vịng trịn màu xanh vàng đó, trong 8 hình con âm dương có 4 hình con âm dương lấy mầu xanh là chủ đạo dán trên giấy nền đỏ, tiếp theo là 2 con âm dương màu đỏ trên nền vàng, rồi 2 con âm dương màu tím trên nền đỏ. Sau khi cắt xong, chủ
cúng sẽ dán bằng bột hồ dùng lông gà để quệt vào hồ rồi dán.
2.3.2.2. Chuẩn bị của gia đình chủ lễ
Bà vợ ông chủ lễ chuẩn bị các lễ vật gồm bánh bỏng, bánh khảo, thịt treo, thịt gà, cá suối, măng vầu, trứng nhuộm đỏ, đồ xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc (xanh, đỏ, tím, vàng, trắng).
Người ta sử dụng lá gừng để làm xôi màu xanh. Màu đỏ hay tím là
dùng lá cẩm, màu vàng là nước nghệ hoặc một loại hoa, người Giáy gọi là “Đọc dả”. Tất cảc các loại màu đều phải tạo được nước màu rồi ngâm gạo vào
đó khoảng ba bốn tiếng rồi đem nấu hay đồ. Theo quan niệm của người Giáy,
màu đỏ có ý nghĩa may mắn, tượng trưng cho thần thánh.
Những đồ như bánh bỏng bánh bỏng, chọn gạo hạt mẩy, đều, đồ thành xôi, trộn với bột gạo sống phơi hơi se rồi giã cho hạt xôi bẹp, lại phơi khơ rịn rồi cất đi, rồi lấy ra phun rượu, ủ vài chục phút, cho chảo nóng ít mỡ, rang
phồng hạt xôi. Sau đó thắng đường hoặc mật tới độ keo rồi đổ xôi đã rang
phồng vào đảo đều, lấy ra ngay, nếu để lâu sẽ già và khơng kết dính sau khi
chế biến xong lấy ra cho vào bát đắp đầy tạo thành hình bầu dục, cắt lấy 2
mảnh giấy đỏ dán vắt chéo 2 bên để làm đẹp cho mâm lễ.
Ông chủ lễ là người đảm nhiệm việc cắt và trang trí giấy màu để làm
vịng trịn nhật nguyệt (vòng tròn cây nêu). Đồng thời chỉ đạo chủ làng giao
nhiệm vụ cho các thành viên, thanh niên chọn chặt cây nêu theo đúng tiêu chí là cây thẳng, ngọn cong, thân không sâu, không lấy cây cụt ngọn. Khi tham gia lễ hội toàn thể người dân mặc bộ trang phục truyền thống, riêng chủ lễ mặc áo the (áo dài) phía bên ngồi, đầu đội mũ.
Là ngày lễ nên tất cả lễ vật dâng cúng thần linh đều được người Giáy
trang trí bằng màu sắc rất hấp dẫn, bắt mắt, cụ thể là cắt dán giấy màu đỏ vắt chéo qua bát xôi, bát bánh bỏng...
2.3.2.3. Chuẩn bị của đội kèn pí lè
Người Giáy ưa thích dân ca, dân vũ và nguồn vốn dân ca, dân vũ của họ khá đa dạng và phong phú với thể loại hát Vươn chang hằm (hát giao
duyên), múa quạt, múa hát then, múa trống chiêng....Trong lễ hội xuống đồng,
2 thợ kèn làm nhiệm vụ đón rước thầy, rước các mâm lễ tập kết về vị trí quy
định (khu vực hành lễ).
2.3.2.4. Chuẩn bị của các gia đình tham gia lễ hội
Với mong muốn lễ hội tổ chức thành công, tốt đẹp, nguyện vọng của
nhân dân được thần linh thấu hiểu, che chở và giúp đỡ. Các gia đình chuẩn bị
đầy đủ cho việc tham dự lễ hội. Họ lựa chọn từ y phục, trang sức, cho tới các đồ lễ và các dụng cụ trò chơi (quả còn), cà kheo, dây kéo co... dâng cúng thần
linh và vui chơi trong ngày hội. Gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm lễ đầy
đủ các thức dâng cúng thần linh.
Trước ngày lễ hội, toàn thể các thành viên trong gia đình cũng như
trong cộng đồng thôn đều tắm rửa sạch sẽ bằng nước lá thơm hoặc xà phòng
thơm. Người Giáy quan niệm, việc tắm gội để gột rửa những cái xấu, không may mắn, cầu mong sự may mắn, sự tốt đẹp cho toàn thể thành viên trong
cộng đồng. Toàn thể người dân tham dự lễ đều trong sạch, việc thầy cúng cầu khấn thần linh sẽ nhiệm màu hơn.
2.3.2.5. Các lễ vật dâng cúng trong lễ hội
Để bày tỏ lịng thành kính đối với đấng thần linh, người Giáy đều dùng
các sản vật do chính sức lao động của mình tạo ra để làm vật phẩm tế lễ với
mong muốn thần linh chở che, bảo vệ cho toàn thể dân làng có một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Mâm lễ dâng lên thần linh gồm 2 mâm lễ chính, một là mâm lễ chung của cả thơn, hai là mâm lễ của các hộ gia đình trong thơn dâng lên.
Trong ngày lễ hội, mâm lễ được đặt hướng về phía đơng với ý nghĩa
cầu mong đón sinh khí. Trên mâm, người Giáy sửa soạn, sắp xếp lễ vật cụ thể như sau:
+ 01 bát gạo dùng làm bát cắm hương đặt ở vị trí giữa mâm phía giáp
mép bàn. Bát hương được đặt cao hơn so với các thứ lễ vật khác, người Giáy dùng một tấm vải mộc trắng gấp làm 3 chồng rồi để bát hương vào giữa.
+ 01 thủ lợn, 01 cặp gà vịt để chung trong một chiếc khay (người Giáy gọi là lễ hiến Tam sinh) bày phía trước của bát hương.
+ 05 bát xơi màu đỏ (xôi gấc) hoặc xôi vàng (nhuộm bằng củ nghệ) + 05 đôi đũa đã nhuộm phẩm đỏ
+ 05 chén đựng nước chè + 05 chén đựng rượu + 01 ấm nước chè
+ 09 quả trứng vịt luộc nhuộm màu xanh, đỏ, trắng (mỗi màu 3 quả),
phía bên phải theo hướng thầy ngồi cúng người ta để 5 quả trứng (2 màu
hồng, 2 màu trắng và một màu đỏ) trên một đĩa, trong đĩa có ít tiền lễ. Một đĩa cịn lại để phía đối diện có 2 quả màu đỏ, 1 quả màu trắng và 1 quả màu hồng. + 01 bộ đồ bằng bạc của nữ giới gồm có: 01 dây xà tích, 01 đơi vịng
tay, 01 chiếc vịng cổ
+ 05 quả cịn do 5 cơ gái (gái đồng trinh) tự tay khâu vá làm nên, khi sắp lễ người ta chia vào 02 đĩa, bên trái để 1 đĩa có 03 quả, bên phải để 1 đĩa có 02 quả cịn. Đĩa đựng quả cịn để ở mép bàn phía bên trái theo hướng của người làm cúng.
+ 01 bát đựng muối trắng
+ 01 một bát nước trắng (ở trong có một đồng bạc to, hoặc hai đồng
hào bạc)
+ 01 đĩa trầu, cau + 01 gói chè
+ 02 chai rượu đặt ở 2 bên + 01 đèn dầu
+ Tiền vàng, giấy bản
+ Hoa quả như quả quýt, cam, táo và bánh kẹo + Thuốc lào, thuốc lá
+ Ở góc mâm bên phải theo hướng thấy ngồi cúng, người ta để một
gánh củi tượng trưng (như bó đũa) có địn gánh ở giữa (Để cho thần đun nấu). + Ở góc mâm bên trái theo hướng thầy ngồi cúng, người ta để một gánh cỏ ngựa bằng một nắm tay (cỏ cho ngựa của thầy).
+ Sát mép bàn ở giữa, người ta dùng một đoạn cây cắm xuống để buộc cây ô vào che mưa, nắng cho mâm lễ tế thần. Chiếc ô này được mở ra để che
cho cả thầy, khi thầy ngồi trên ghế hành lễ cúng thần.
+ Cách cột cắt ơ tính từ mép mâm cúng khoảng 50 cm, người ta đặt
một chiếc ghế băng, trên ghế băng đặt một một chiếc chăn chiên gấp gọn (làm
đệm ngồi).
Theo quan niệm người Giáy, khi các thần đi dự lễ hội các thần đều đem theo nàng hầu, nàng hầu có trách nhiệm hầu hạ các thần, các thần sai bảo công việc. Mỗi vị thần có hai nàng hầu theo hầu hạ. Do đó, trong một số lễ
vật bài trí trên mâm là để dâng cho nàng hầu của các thần. Người Giáy tin 9 quả trứng nhuộm 3 màu (xanh - đỏ - trắng), bộ đồ bạc của nữ giới là đều để
cúng cho các nàng hầu, để các nàng vui chơi trong khi đến thụ lễ.