Nhân vật thực hiện nghi lễ

Một phần của tài liệu Lễ hội róong pọoc của người giáy ở làng mướng và (xã tả van huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 44 - 46)

2.3. Công tác chuẩn bị lễ hội

2.3.1. Nhân vật thực hiện nghi lễ

Những nhân vật thực hiện nghi lễ Róong pọoc gồm có Chủ làng và thầy cúng (chủ lễ), đội kèn Pí lè (4 người nam giới). Những người này là

người có uy tín và có tiếng nói trong cộng đồng, được mọi người yêu quý và kính trọng. Chủ làng và thầy cúng là người thay mặt đại diện cho toàn thể

nhân dân trong làng, để cung kính dâng lễ vật cúng các đấng thần linh, cầu

mong mọi điều tốt lành.

2.3.1.1. Chủ lễ (Thầy cúng -“ Mo đưn”)

Chủ lễ - là người nam giới có tài ăn nói, giỏi các bài cúng và lý lẽ dân

tộc, gia đình phải có đơng đủ con trai và con gái, mạnh khoẻ, có đức độ, hiền lành, ln được cộng đồng kính nể. Khi đã được người dân tin tưởng giao

trọng trách này cho người làm chủ cúng hay còn gọi là chủ lễ hội Róong pọoc thì người này có quyền u cầu chủ làng, chủ các gia đình họp tại nhà mình

để phân công các công việc cụ thể cho từng hộ, từng nhóm. Chẳng hạn nhóm

trách nhiệm cắt cỏ cho ngựa thần, giao nhiệm vụ cho đội kèn pí lè thực hiện nghi lễ đón rước các mâm lễ,…

Chủ lễ là người điều hành tồn thể các quy trình nghi lễ diễn ra, vừa

làm nhiệm vụ khấn cúng trong các nghi lễ, đồng thời cũng là người chỉ đạo

quản lý giám sát toàn bộ lễ hội, chủ trì các nghi lễ cúng tế thần linh.

2.3.1.2. Chủ làng (Srú pướng)

Chủ làng đảm nhiệm công việc lễ lạt, đồng thời cũng là người phân

công nhiệm vụ cho các thanh niên trai tráng chuẩn bị các vật dụng cần thiết như chặt cây nêu, cắt cỏ ngựa, chẻ củi rồi bó thành bó nhỏ. Chủ làng cịn có tránh nhiệm phụ giúp hỗ trợ cho chủ lễ và chỉ đạo cho đội kèn trống tấu nhạc

để làm vui các thần về dự, để tạo thêm bầu khơng khí náo nhiệt của lễ hội.

Chủ làng được chủ lễ giao cho đảm nhận phần cắt cỏ cho ngựa thần,

lấy củi. Buổi sáng sớm ngày Thìn tháng giêng, chủ làng dậy sớm mang liềm

đi cắt cỏ gianh trên đồi làm thành một gánh, mỗi bó cỏ gianh bằng một chít

tay rồi xiên một đoạn gậy qua giống như đòn gánh. Đồng thời lấy hai đon củi nhỏ xiên que làm đòn gánh, mang về nhà để khi đội kèn pí lè rước thầy cúng

chính (chủ lễ) và mâm cúng của làng về trung tâm lễ hội, mang gánh cỏ và gánh củi đem đặt trước mâm lễ vật có ý nghĩa dâng tất cả cho thần, thần phù

hộ cho bản làng.

2.3.1.3. Đội kèn

Đội kèn gồm có 4 người nam, trong đó có 2 thợ thổi kèn “Lé” (kèn

Pí lè), 01 người gõ “Xú” (nạo bạt) và 1 người đánh “Chong” (trống

chiêng). Theo quan niệm của người Giáy, thợ thổi kèn Pí lè đóng vai trị rất quan trọng trong các nghi thức đón rước chủ lễ cũng như đón chủ làng, các mâm lễ về trung tâm lễ hội để tiến hành các nghi như: thỉnh Ngọc Hồng,

Đội kèn có nhiệm vụ thổi các bài kèn khi thầy cúng (chủ lễ) đã thỉnh

mời các thần linh về ngự và hiến hưởng lễ vật, đội kèn tấu bài kèn đón rước,

làm vui các đấng thần linh, thường thổi bài rước mâm lễ, bài kèn mời rượu...

Một phần của tài liệu Lễ hội róong pọoc của người giáy ở làng mướng và (xã tả van huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)