Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những biến đổi của lễ hội Róong pọoc
truyền thống hiện nay, có thể chia ra làm hai nguyên nhân chính sau:
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Trong thời gian qua, đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm
của các cuộc chiến tranh một phần làm cho lễ hội truyền thống ở huyện Sa Pa nói chung và làng Mướng Và nói riêng đã có những biến đổi, những nét mới để phù hợp hơn với thời đại. Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước những năm 80, thì nhu cầu tâm linh của người dân ngày càng tăng cao, việc phục dựng lại lễ hội Róong pọoc đã bị gián đoạn trong một thời gian
khơng tránh khỏi việc biến đổi trong đó là sự kết hợp giữa cái cũ - cái mới,
giữa truyền thống - hiện đại.
Cùng với đó là việc chính quyền địa phương tham gia quá sâu vào các khâu tổ chức lễ hội hay việc đem lễ hội ra khai thác như một sản phẩm với nguồn tài nguyên là con người và vốn văn hóa của tộc người đó. Khiến cho lễ hội Róong pọoc truyền thống trở thành sản phẩm để quảng bá du lịch và phát triển kinh tế địa phương; người dân không thấy được vai trị của mình trong lễ hội.
Việc nhân rộng quy mô tổ chức lễ hội với ba cụm xã liên minh tổ chức lễ hội, đã khiến cho lễ hội có phần nào bị áp đặt trong bối cảnh người dân hầu như chỉ đóng vai trị là người tham gia lễ hội, đơi khi là khơng có một vai trị nào trong việc tổ chức. Các cụm xã lân cận người dân có lẽ cịn khơng hiểu gì nhiều về mục đích của việc tổ chức lễ hội này.
Việc người dân phát triển kinh tế, dân càng giàu thì các vật phẩm dâng cúng sẽ đa dạng hơn, nhưng cũng tốn kém hơn như việc đốt hàng triệu tiền đồ
“vàng mã” .
Người nông dân Việt Nam với tác phong chậm, tĩnh thì nay với sự phát triển của quá trình đơ thị hóa nơng thơn đã làm cho người nông dân có tác
phong cơng nghiệp trong đó, khiến cho việc tổ chức, cũng như tham gia lễ hội
được tiến hành một cách nhanh, gọn, hối hả làm mất đi bản chất thuần nơng
trong lễ hội Róong pọoc truyền thống.
Do việc chính quyền lên kịch bản chương trình lễ hội, cùng với đó là
việc giao thoa văn hóa giữa người Giáy và người Kinh. Đã làm cho lễ hội
biến đổi về các loại hình diễn xướng dân gian, thêm yếu tố hiện đại một cách chuyên nghiệp hơn, sân khấu hóa hơn. Phần trị chơi thì đã thêm rất nhiều trò chơi mới như nhảy bao bố, thi chạy cướp cờ… cũng thâm nhập vào lễ hội.
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Trong tâm thức của cộng đồng người Giáy ở làng Mướng Và thì lễ hội
Róong pọoc truyền thống là của riêng họ - những người được coi là chủ thể sáng tạo, tham gia và hưởng thụ lễ hội. Họ là những người đứng ra tổ chức lễ hội, tham gia vào nghi thức cúng bái, tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trị chơi dân gian. Họ cũng là những người khán giả, họ tận hưởng những hương vị văn hóa đặc sắc, sản phẩm văn hóa do chính bàn tay họ làm ra. Nhưng ngày nay, do nhu cầu về kinh tế một phần tác động vào tâm lý của người dân, bên
cạnh đó là việc ý thức của mỗi người trong cộng đồng người Giáy ở đây, nhất là giới trẻ, đã có những nhận định khơng đúng về các giá trị của lễ hội, họ vẫn chưa thật sự hiểu về nó, làm cho họ có cái nhìn lệch lạc về mục đích của lễ hội.