2.6.1. Giá trị lịch sử
Lễ hội xuống đồng của người Giáy mang đậm giá trị lịch sử gắn liền
với sự hình thành và phát triển của tộc người Giáy ở Tả Van nói riêng và của cộng đồng người Giáy ở Lào Cai nói chung. Lễ hội là sản phẩm do người
Giáy sáng tạo và giữ gìn trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó ra đời và phát triển lâu dài trong cộng đồng dân tộc, đồng thời phản ánh về lịch sử
xã hội tộc người Giáy. Phản ánh lịch sử nông nghiệp trồng lúa nước của người Giáy, được thể hiện trong mâm lễ người dân dâng cúng thần linh gồm có măng rừng - loại măng vầu (sản phẩm của hái lượm), xôi, hoa quả (sản phẩm của trồng trọt)...
Thông qua lễ hội Róong pọoc cịn phản ánh được lịch sử của làng
(thôn), biết được dịng họ nào có cơng xây dựng làng, họ nào làm chủ cúng
trong lễ hội. Tại xã Tả Van, dòng họ Vàng, Sần và họ Lù là 3 họ đến sớm
nhất, có cơng thành lập làng định cư đến ngày nay, sau đó các họ Hồng,
Nơng, Lý, Lò đến sau. Họ Vàng, Sần là người được làm chủ lễ vì họ là những dịng họ lớn và có cơng lao lớn với làng. Trong lễ hội các mâm cỗ của những họ làm chủ lễ - vì mâm cúng do gia đình chủ lễ chuẩn bị cũng là mâm lễ
chính của làng, các họ năm nào khơng làm chủ lễ đều có các mâm cùng lễ của gia đình đặt ngay gần nơi đặt mâm cúng lễ chính.
Lễ hội ra đời trong dân gian, gắn với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian nên phần lễ và hội rất rõ ràng và cụ thể, hấp dẫn được người xem, nó phản ánh chân thực cuộc sống của tộc người Giáy.
Lễ hội là sự phản ánh ước nguyện về một cuộc sống “người yên vật
thịnh” mà biểu trưng là cả đám đơng tưng bừng thi ném cịn quanh khu vực
trung tâm cây nêu - linh hồn, biểu tượng của lễ hội. Lễ hội mở ra có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời nó cịn nhận được sự quan tâm và cổ vũ mạnh mẽ từ chính các thành viên trong và ngồi thơn. Do đó có thể đánh giá lễ hội xuống đồng thể hiện được tính phổ biến trong cộng đồng,
được cộng đồng chấp nhận và được chính họ lưu giữ, bảo tồn. Đây là giá trị
lịch sử cần phải tơn trọng, giữ gìn và phát huy trong cộng đồng.
2.6.2. Giá trị văn hóa
Lễ hội xuống đồng như một bể trầm tích các lớp tín ngưỡng, văn hóa. Hội xuống đồng là sinh hoạt cộng đồng đặc sắc nhất của người Giáy, nó mang nhiều giá trị. Lễ hội Róong pọoc của người Giáy xã Tả Van là một lễ hội cầu mùa độc đáo, đặc trưng. Giá trị văn hóa thể hiện rõ nhất tính cố kết cộng đồng, khát khao đoàn kết và cầu mong sự được mùa. Bởi cả phần lễ và phần
hội đều tập trung phản ánh ước nguyện của người dân là mong ước được mùa màng bội thu, con người được bình an khỏe mạnh, sinh sơi phát triển. Các tín ngưỡng đan xen, hịa nhập vào nhau. Các tín ngưỡng thường bao quanh các
yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp như: Sinh sản - Nước - Mặt trời - Cây lúa. Việc tổ chức lễ hội xuống đồng của người Giáy nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần cho toàn thể người dân tộc Giáy xã Tả Van. Người Giáy đã
sáng tạo ra lễ hội là ngày để vui chơi, làm cho tinh thần sảng khoái, thoải mái rồi để bước vào một mùa vụ mới. Năm nào cũng vậy, lịch đã có và người dân vẫn làm vẫn ăn, cứ đến ngày Thìn tháng giêng là tồn thể nhân dân từ người
già đến trẻ nhỏ đều háo hức được đi dự hội, mỗi người về dự hội đều cầu ước một mong muốn riêng nhưng tựu chung lại là cầu mong sức khỏe, làng bản bình yên, mùa màng tươi tốt... Vốn dĩ, người Giáy là cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước, cư trú ở vùng lịng chảo, thung lũng họ ưa thích dân ca, dân
vũ, các điệu múa và các trò diễn, trị chơi dân gian. Thơng qua việc tổ chức lễ hội thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong cộng
đồng, nó cịn mang lại tinh thần vui vẻ, sảng khoái cho mỗi người dân khi tới
tham dự lễ hội, họ quên đi mọi lao động vất vả để hịa mình trong bầu khơng khí náo nhiệt của lễ hội. Chính các giá trị về mặt tinh thần đó đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người Giáy.
Thông qua việc tổ chức lễ hội cho thấy các giá trị nghệ thuật được tạo ra mang tính biểu tượng đa dạng và độc đáo của người Giáy, người ta trang trí cắt dán giấy ở vòng mặt trời, mặt trăng và cắt giấy màu trang trí ở cột nêu.
Trong lễ hội cịn trình diễn các bài nhạc của đội kèn Pí lè, trống chiêng với các bài kèn rước thầy, rước mâm lễ, bài kèn hòa tấu trống chiêng trong lúc mời các thần linh về nhận hưởng lễ vật trên mâm lễ. Trong hội xuống
đồng có sinh hoạt biểu diễn trống chiêng, các đơi trai - gái, nam thanh - nữ tú,
các ông - các bà, các anh - các chị hát giao duyên, thể hiện những làn điệu
dân ca độc đáo của người Giáy .
2.6.3. Giá trị khoa học
Thông qua cách thức tổ chức lễ hội Róong pọoc của người Giáy đã phản
ánh được tri thức bản địa hài hòa với môi trường, không đối trọng với môi
trường thể hiện ở cách chọn địa điểm cho các nghi lễ, trò chơi diễn ra rất thân
thiện với môi trường, cảnh quan xung quanh. Cho thấy rõ cách khai thác, ứng xử với nguồn nước của người Giáy rất gần gũi, thân thiện, gắn bó với mơi trường.
Về mặt tổ chức lễ hội, thì đó đã là một giá trị khoa học bởi vì từ công tác chuẩn bị, các nghi lễ diễn ra, cách thức trình diễn (diễn xướng) trong lễ hội có sự sắp xếp rất hợp lý đúng theo trình tự, mang tính chất nguyên hợp,
Các giá trị nghệ thuật được kết hợp đan xen tạo nên sự đa dạng độc đáo trong lễ hội, đặc biệt là phần nghi lễ như nghi lễ dựng cột nêu có trống kèn đánh thổi để dựng. Cắt trang trí dán giấy màu ở vòng nhật nguyệt
Tiểu kết chương 2
Lễ hội Róong pọoc truyền thống - một nghi lễ nông nghiệp, một loại hình sinh hoạt văn hóa phản ánh cuộc sống của cộng đồng người Giáy trong
quá trình làm ăn, sinh hoạt, cải tạo tự nhiên, xây dựng bản làng. Lễ hội Róong pọoc truyền thống được bắt nguồn từ nơng nghiệp và phục vụ mục đích nơng
nghiệp nên trong tâm thức của người nông dân mở hội cũng là một công việc cần thiết và quan trọng như bất kỳ khâu sản xuất nào trong quá trình làm ăn.
Các nghi lễ diễn ra với mong muốn cầu mong thần làng và các lực lượng siêu nhiên trợ giúp cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hịa, âm dương hịa hợp
được thể hiện bằng một hệ thống các nghi lễ thông qua các chủ đề chính là: tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mặt trời, tín ngưỡng thờ con vật, thực vật. Lễ hội Róong pọoc truyền thống tập hợp được đông đảo người dân từ rất nhiều thành phần không phân biệt già trẻ, gái - trai, người trong làng hay người ngồi làng; khơng phân biệt danh phận quan - dân, giàu - nghèo. Đây là một cơ hội cho mối quan hệ mở, gắn kết cộng đồng dân cư nơi đây lại với
nhau, bỏ qua những hiềm khích ngày thường để chung tay tổ chức một lễ hội
đúng nghĩa.
Lễ hội Róong pọoc phản ánh kho tàng văn hóa dân gian của người Giáy
ở làng Mướng Và nói riêng cũng như cộng đồng người dân trong tỉnh Lào Cai
nói chung. Đây là nơi người Giáy phô diễn những giá trị văn hóa đặc sắc
riêng của mình với chính cộng đồng của mình nhằm lưu truyền văn hóa, cùng với đó là việc giới thiệu về sắc tộc của mình nêu cao tinh thần bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng nơi đây.
Chương 3
BIẾN ĐỔI LỄ HỘI RÓONG PỌOC TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY