Trang trí mâm lễ

Một phần của tài liệu Lễ hội róong pọoc của người giáy ở làng mướng và (xã tả van huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 52 - 55)

2.4. Diễn trình lễ hội

2.4.1. Trang trí mâm lễ

Chủ làng chịu trách nhiệm chuẩn bị toàn bộ lễ vật và bày xếp trên mâm. Lễ vật là các sản vật do người dân tự làm ra, hoặc khai thác từ tự nhiên (măng rừng, cá suối, hoa quả...). Cộng đồng thơn có một mâm lễ chung, các

hộ gia đình đều chuẩn bị một mâm lễ nhỏ với đầy đủ các thức được bài trí đẹp mắt và hấp dẫn.

2.4.1.2. Trang trí mâm lễ chung của làng

Mâm lễ chung của làng hay như mâm lễ của các gia đình được trang trí

đẹp mắt, với ý nghĩa dâng các lễ vật ngon nhất lên tới thần linh cầu mong sự

phù hộ. Chủ làng chuẩn bị một bàn có độ dài khoảng 3 mét và một ghế dài tương đương dùng để bày lễ vật, cách bày sắp mâm lễ cụ thể như sau:

+ Một cái bàn, trên bàn là 1 bát hương cắm 3 nén hương. 01 chiếc phong bao được làm từ giấy màu đỏ, trong phong bao có tiền và tùy theo từng năm mà người ta bỏ vào phong bao đó bao nhiêu tiền (có năm được mùa thì

họ cho vào phong bao 200 nghìn), phong bao được đặt trên mâm thờ ngay

chỗ bát hương. Và sau khi làm xong lễ cúng thì phong bao đó sẽ được trao

cho ơng thầy cúng.

+ Có 9 cái chén nhỏ, 5 cái ở giữa được xếp theo phương ngửa, đặt trên 4 cái chén nhỏ nằm úp xuống. Sau chén rượu là xôi được xếp cùng 5 đôi đũa và 5 bát xôi

+ Hai bên xôi là lá trầu cau, đồ trang sức bạc, trứng nhuộm màu cùng

đĩa thịt

+ Ghế băng rải chăn chiên, 2 đầu ghế một bên là gánh cỏ ngựa, một bên là gánh củi nhỏ tượng trưng. Đây là ghế của Thần về ngự tọa, gánh cỏ ngựa

cho ngựa thần ăn và gánh củi nhỏ để cho thần đốt lửa. + Gà, vịt để cả con (đã làm chín).

+ Lợn lấy thủ và bốn chân ( xếp thủ lên bốn cái chân ) và một bát nước canh.

+ Khi chưa có thịt thì rót nước chè trước. Khi thịt được làm chín bày

trên mâm và rót rượu.

Đồ lễ trên mâm lễ chung, sau khi phần lễ và phần hội kết thúc, chủ làng

Trước khi ăn, chủ lễ phổ biến quy ước bảo vệ rừng, nguồn nước, chăn thả gia súc, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, phòng chống trộm cướp, làm đường đi,

mương nước… Khi mọi người tập trung quanh mâm lễ chung để ăn uống

“bữa ăn cộng cảm” thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc.

2.4.1.3. Trang trí mâm lễ của từng hộ gia đình

Với quan niệm, ngày lễ hội dâng lễ vật cúng thần linh, cúng trời, đất

nên tất cả những hộ gia đình người Giáy đều chuẩn bị một mâm cỗ riêng.

Mâm cỗ được bày trên một chiếc bàn nhỏ, đặt gần mâm cúng chung của làng. Các mâm lễ vật của các chủ hộ đặt san sát nhau, làng có bao nhiêu hộ thì có bấy nhiêu mâm lễ. Tất cả các mâm cỗ đều hướng về nơi thờ thần làng (miếu thờ bên bờ suối Mường Hoa). Thần làng được người Giáy thờ là vị thần có

tên gọi chung là quan làng (Srảy pướng). Trên mâm lễ các chủ hộ sắp lễ cụ thể như sau:

+ 03 hoặc 05 bát xôi tùy theo từng hộ (xôi màu, xôi gấc) + 03 đôi đũa hoặc 05 đôi đũa tùy theo hộ

+ Ba bát bỏng ( Cách làm như sau: Gạo nếp đồ dã bẹp phơi khô, thắng với đường, sau đó đem chiên lên để gạo nở ra )

+ 02 chiếc bánh chưng

+ 01 con gà luộc chín hoặc một miếng thịt lợn + Một miếng thịt lợn sấy khô (thịt treo)

+ Hương, vàng mã + 1 đèn dầu

+ 1 chai rượu cuốn giấy đỏ

Mỗi vùng người Giáy ở Lào Cai tổ chức lễ hội với quy mô khác nhau và mang những nét độc đáo riêng. Nếu như lễ vật dâng cúng thần ở xã Tả Van - Sa Pa giản dị với những sản vật sẵn có của gia đình thì lễ vật của các các hộ người Giáy xã Đồng Tuyển, xã Quang Kim khá phong phú, hình thức sắm lễ vật làm mâm cỗ dâng cúng khá cầu kỳ, bài trí trong mâm lễ hấp dẫn mang tính thẩm mĩ cao. Trên mâm lễ của hộ gia đình người Giáy thơn Củm Hạ 2,

xã Đồng Tuyển lễ vật có: 01 ống cắm hương, 7 chén chè, 7 đôi đũa, 2 đĩa thịt khâu nhục, 2 bát thịt treo, 5 quả trứng nhuộm đỏ, 02 bát bánh bỏng có vắt

chéo giấy đỏ, 02 cây măng vầu, 01 chai rượu cuốn giấy đỏ, 4 bánh chưng; 1

đĩa đựng 2 quả cịn, 02 đĩa xơi màu, 02 đĩa hoa quả, 1 đĩa cá suối... Ở Quang

Kim (Bát Xát) có thêm 2 con cá suối, 1 con lợn quay vàng, cành hoa đào, 2

cây măng vầu, 3 bánh chưng, 1 đĩa trầu cau, 1 đĩa và 2 đồng xu âm dương...

Những năm gần đây, trong cộng đồng người Giáy còn tổ chức chấm điểm các mâm lễ của các hộ gia đình với tiêu chí như: cách chế biến món ăn, cách bày trí... và thi gói bánh chưng giữa các thơn với nhau và giữa dân tộc này với dân tộc khác như dân tộc Giáy - Dao...

Một phần của tài liệu Lễ hội róong pọoc của người giáy ở làng mướng và (xã tả van huyện sa pa tỉnh lào cai) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)