Trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế, các lễ hội ngày càng trở nên có một vai trị quan trọng trong đời sống của nhân dân. Thì việc định hướng lễ hội sao cho đúng với bối cảnh, tư tưởng với nhu cầu của nhân dân là hết sức quan trọng. Khơng chỉ vậy, lễ hội cịn là nơi định hướng tâm tư nguyện vọng của
giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội sau này. Lễ hội Róong pọoc truyền thống ở làng Mướng Và hiện nay là một trong những lễ hội còn nguyên bản nhất trong phần nghi lễ, vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm mọi
cách, mọi phương pháp để lưu giữ những giá trị nguyên văn, nguyên bản đó.
Tránh việc xâm nhập quá sâu của chính quyền vào việc thực hành nghi lễ, cùng với đó là việc truyền đạt lại những kinh nghiệm của chủ lễ dành cho các thế hệ sau để tránh có cái nhìn lệch lạc làm mất đi cái bản sắc, cái riêng của lễ hội.
Các hoạt động diễn xướng dân gian đang ngày càng bị sân khấu hóa,
chuyên nghiệp hóa. Vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp giảm bớt sự
trong các hoạt động hát giao duyên - sự tìm hiểu lẫn nhau giữa những chàng
trai cơ gái; sự tơn trọng, lễ kính giữa trẻ em và người già; sự hòa hợp giữa người bạn cũ và người bạn mới… đây là một sân chơi của chủ thể lễ hội giúp cho họ có những sự cố kết với cộng đồng, một giá trị cơ bản của lễ hội. Ngày nay, hầu hết các trò chơi dân gian cộng đồng người dân dần bị gạt bỏ hoặc họ khơng cịn mặn mà với những trò chơi mang tính chất thi đấu như vậy. Họ e ngại việc tham gia, có thể thấy tinh thần tham gia đã thay đổi, cần đặt vấn đề này lên hàng đầu, giải quyết, tìm hiểu những mong muốn mà cộng đồng có
thể gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực hay khơng thời đại để họ có thể tham gia lễ hội một cách “vô tư”.
Nhưng đây chỉ là những nhận định tổ chức lễ hội với quy mô nhỏ, quy mô cấp làng. Nếu muốn phát triển lễ hội ở một đẳng cấp khác thì chúng ta cần định hướng lễ hội Róong pọoc truyền thống theo định hướng bảo tồn - phát triển. Đây là quan điểm hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới
học thuật cũng như giới quản lý văn hoá ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Quan điểm này không bận tâm với việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào
để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại. Hạt nhân
của quan điểm lý thuyết này là khái niệm "tính xác thực" (hay “tính chân
thực”) của di sản (Authenticity of Heritage): Nếu như các quan điểm truyền
thống cho rằng độ chân thực là cốt lõi của di sản thì ngày nay người ta lại đánh giá thấp vai trò của tính chân thực này: Chân thực hay khơng khơng phải
là một giá trị khách quan mà nó được đo bằng trải nghiệm.
Lễ hội Róong pọoc truyền thống hiện nay phải là một lễ hội đa mục đích, đa chức năng (khơng chỉ phục vụ nhu cầu tâm linh của cộng đồng làng,
mà còn phục vụ du lịch, hoặc không chỉ là biểu tượng văn hóa của một cộng
của một cộng đồng lớn hơn như huyện Sa Pa hay thậm chí là tỉnh Lào Cai
chẳng hạn….). Tính chân thực của lễ hội truyền thống chỉ mang tính tương
đối, điều quan trọng là cộng đồng chấp nhận và tự hào về những gì đã được
phục dựng như là một truyền thống của họ. Cùng với đó là việc sử dụng
những yếu tố đương đại, thậm chí có thể đưa thêm vào cơ cấu chung của lễ
hội những yếu tố văn hóa đương đại nhằm tăng tính hấp dẫn của lễ hội. Quan trọng hơn nhất là việc sử dụng các tri thức và kỹ năng truyền thông để tiếp
thị, quảng bá và khuyếch trương thương hiệu của di sản.
- Cộng đồng người Giáy phải là chủ thể của lễ hội truyền thống
Từ khi lễ hội được phục hồi đến nay, việc lễ hội được tổ chức theo kiểu sân khấu hóa đã ảnh hưởng mạnh đến tư duy của các cán bộ quản lý văn hóa
ở các tỉnh thành trong cả nước trong đó có cả cấp huyện. Họ thường đưa các
lực lượng văn công chuyên nghiệp hay các lực lượng nghệ thuật quần chúng, các đội văn nghệ các xã khu vực lân cận xuống và trình diễn cho người dân
xem. Hậu quả tiêu cực nhất mà cách làm lễ hội này mang lại là biến người dân vốn là chủ thể của lễ hội thành những người khán giả đơn thuần. Điều
này đi ngược lại với nguyên lý bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo
tồn sống trong lòng các cộng đồng.
- Vai trò của những yếu tố đương đại trong lễ hội truyền thống
Ngay cả khi chúng ta bảo tồn lễ hội theo mơ hình bảo tồn nguyên gốc thì nhiều nghi thức, diễn xướng cổ truyền cũng được đương đại hóa, ít nhất ở số lượng người tham gia các nghi lễ, các lễ vật hay diễn xướng dân gian.
Ngoài ra, những yếu tố đương đại cũng đã tham gia vào hầu hết nghi
trình của lễ hội từ khâu trang trí, tạo khơng gian ngày đặc biệt cho lễ hội cho
đến những kỹ thuật hiện đại về ánh sáng, âm thanh và văn hóa ẩm thực.
Tạo tính độc đáo trong các trò chơi, trò diễn của lễ hội, nhiều khi chúng
diễn xướng có tính độc đáo, có một khơng hai thì cũng sẽ bị hịa lẫn vào hàng
ngàn lễ hội khác trên cả nước ta. Vì thế, khi tổ chức một lễ hội truyền thống nào
đó chúng ta phải lưu ý đến khả năng có thể tái dựng hoặc sáng tạo thêm những
trị diễn/ diễn xướng độc đáo để nó trở nên khác biệt với những lễ hội khác.
Những sáng tạo này có thể theo thể thức và ngôn ngữ dân gian (tính tập thể, hành vi hướng thần, người dân tham gia trình diễn) nhưng cũng có thể là những sáng tạo dựa trên thể thức dân gian (hướng thần) nhưng ngôn ngữ lại là của nghệ thuật đương đại. Khi tổ chức các lễ hội khác nhau, chúng tôi đã sử dụng cả hai phương thức sáng tạo trên và chúng đều mang lại hiệu quả về tính độc đáo:
- Thỏa mãn nhu cầu văn hóa của giới trẻ
Xưa, các cụ đã tổng kết một câu để nói về sự thành công hay không của một lễ hội truyền thống: "tả tơi xem hội”, không được vậy tức là hội nhạt. Vì thế, ngay ở trong cấu trúc của những lễ hội truyền thống kinh điển thì bên
cạnh những lễ nghi nghiêm ngặt, những trò diễn/diễn xướng độc bản thì bao giờ cũng có vơ số những trò vui khác (từ trò chơi dân gian, đến văn nghệ dân gian, đến thi đấu thể thao và văn hóa ẩm thực).
Nay, nguyên lý ấy vẫn hoàn toàn đúng đối với việc tổ chức các lễ hội
truyền thống trong xã hội đương đại, thậm chí nó cịn trở thành nguyên lý
quan trọng nhất dẫn đến sự thành cơng tồn diện của một lễ hội. Tuy nhiên,
khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của mình
nếu lễ hội chỉ có những trò chơi dân gian hoặc những trò chơi điện tử tầm
thường, hoặc chỉ có những tiết mục văn nghệ, thể thao bình dân.