Điều chỉnh chiến lược

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 76 - 80)

3.1.Bản chất

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, quá trình thực thi và đánh giá chiến lược sẽ phát sinh những “lỗ hổng” đòi hỏi nhà quản trị phải có sự điều chỉnh nhanh chóng, phù hợp. Chính vì vậy, quản trị chiến lược khơng phải quy trình tĩnh mà luôn cần sự điều chỉnh hợp lý.

Điều chỉnh chiến lược là hoạt động làm thay đổi các chiến lược mà doanh nghiệp đang thực hiện cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Việc điều chỉnh chiến lược không đồng nghĩa với việc hủy bỏ hoàn toàn các chiến lược hiện tại mà có thể chỉ đưa ra những “chỉnh sửa” cần thiết liên quan tới cơ cấu tổ chức, điều chỉnh mục tiêu hoặc đưa ra các kế hoạch tác nghiệp mới.

3.2.Nội dung

Công tác điều chỉnh chiến lược cần được thực hiện theo các nguyên tắc, phương pháp và sử dụng các phương tiện, công cụ cần thiết trong hoạch định chiến lược kinh doanh. Dựa trên việc đánh giá, điều chỉnh chiến lược có thể bao gồm:

(1) Điều chỉnh chiến lược tổng quát của công ty;

(3) Điều chỉnh kế hoạch tác nghiệp với từng bộ phận, cá nhân. Cùng với đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các mục tiêu ở từng cấp, từng bộ phận, từng cá nhân tương ứng hay điều chỉnh các nguồn lực của doanh nghiệp.

Việc thực hiện điều chỉnh chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được tốt hơn các điểm mạnh, cơ hội và hạn chế hơn điểm yếu, nguy cơ. Các hoạt động điều chỉnh cần được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và cần được thực hiện một cách triệt để nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Có 4 phương pháp khác nhau để can thiệp vào quá trình thực hiện chiến lược. Mỗi phương pháp phụ thuộc vào phạm vi của vấn đề mà tổ chức phải đối phó, thời gian cần thiết để giải quyết vấn đề này.

Phương pháp can thiệp theo diễn biến của hoạt động: được áp dụng khi các vấn đề của doanh nghiệp thực hiện có phạm vi nhỏ hẹp và khơng bức bách lắm. Tác động can thiệp theo diễn biến (evelutionary interventionas) gồm những quyết định thông thường chủ yếu liên quan đến các vấn đề nhân sự nhằm giải quyết nhanh vấn đề hoặc cải thiện thành tích hoạt động. Phương pháp này khơng có tác dụng chuyển đổi đáng kể trong chiến lược doanh nghiệp hoặc trong thủ tục điều hành cơ bản. Do đó, nó khơng bao hàm ý nghĩa thay đổi mang tính chiến lược.

Phương pháp can thiệp bằng các biện pháp quản lý: có thể chỉ cần tập trung xem xét về giải quyết một điểm rắc rối hay trục trặc nào đó đang xảy ra thay vì phải cùng lúc để ý đến nhiều việc khác nhau trong doanh nghiệp.

Phương pháp can thiệp theo trình tự trước sau: can thiệp nhiều lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp theo kế hoạch vạch sẵn. Quản trị viên nhận thức và duy trì các mối quan hệ hữu cơ giữa những lĩnh vực hoạt động ngay cả khi phân chia vấn đề và tuần tự giải quyết nó cũng phải theo một tiến trình hợp lý. Sau thời gian nhiều năm, tháng, họ có thể thực hiện một loạt các thay đổi cần thiết theo đúng phương pháp đã chọn.

Phương pháp can thiệp phức hợp: Tuy nhiên, khi thời gian bị hạn chế, quản trị hoạt động. Dàn xếp và phối hợp một loạt những quyết định có tương quan với nhau thường phải cần một lực lượng cơng tác với cơ chế thích hợp để gắn bó các thành phần hoặc bộ phận mơi trường bên ngồi thì phương pháp can thiệp phức hợp tỏ ra hữu dụng, hơn nữa, nếu môi trường thay đổi càng phức tạp và hỗn hợp thì tất nhiên phương pháp này cần phải được tiến hành thường xuyên.

Các chiến lược kinh doanh nhất là chiến lược mới thường địi hỏi phải có sự sửa đổi trong quá trình thực hiện, quá trình quản trị chiến lược có thể xem như là quản trị những sự thay đổi.

CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI 6

Câu 1: Hãy giải thích tại sao cấu trúc tổ chức lại có vai trị quan trọng trong thực thi

chiến lược của doanh nghiệp?

Câu 2: Hãy trình bày điểm mối quan hệ giữa mục tiêu hàng năm và các chính sách? Câu 3: Sự khác biệt cơ bản giữa giai đoạn hoạch định và giai đoạn thực thi chiến

lược?

Câu 4: Chiến lược hỗ trợ chính sách hay chính sách hỗ trợ triển khai chiến lược của

doanh nghiệp?

Câu 5: Trong quá trình xây dựng các mục tiêu kiểm sốt chiến lược có chỉ nên sử

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Danh (2011), Quản trị chiến lược bài tập và nghiên cứu tình huống, Nhà xuất bản Phương Đơng

2. Nguyễn Mạnh Hùng (2017), Giáo trình Quản trị chiến lược và chính sách kinh

doanh, Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Lê Văn Hiền (2016), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP HCM 3. EDUTOP (2016), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 4. Ngô Kim Thanh (2015), Bài tập Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)