Chiến lược tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 41)

3. Chiến lược cấp chức năng 1 Quan niệm và vai trò

3.2.2. Chiến lược tài chính

Chiến lược tài chính của một tổ chức có liên quan đến một số khái niệm tài chính/kế tốn và được coi là trung tâm của quá trình thực hiện chiến lược.

Nội dung của chiến lược bao gồm: Thu hút vốn/nguồn kinh phí cần thiết, phát triển báo cáo tài chính/ngân sách dự kiến, quản lý/sử dụng các quỹ và đánh giá giá trị của doanh nghiệp. Thu hút vốn/nguồn vốn để thực hiện các chiến lược: bao gồm cơ cấu vốn; huy động vốn và vay vốn lưu động, sử dụng dự trữ và thặng dư làm nguồn vốn; quan hệ với người cho vay, các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Báo cáo tài chính/ngân sách dự kiến: Cho phép một tổ chức có thể kiểm định kết quả dự kiến của những hoạt động và những cách tiếp cận khác nhau. Phân tích này có thể được sử dụng để dự báo tác động của những giải pháp thực hiện chiến lược khác nhau. Hầu hết tất cả các tổ chức tài chính đều địi hỏi phải có báo cáo tài chính bất cứ khi nào một doanh nghiệp muốn tìm kiếm vốn.

Quản lý/sử dụng các quỹ: Các yếu tố chính để đánh giá các kế hoạch và chính sách liên quan đến việc quản lý quỹ phải được thực hiện là: hệ thống tài chính, kế toán và ngân sách; hệ thống kiểm sốt; tiền mặt, tín dụng và quản lý rủi ro; kiểm sốt và giảm chi phí; dự trù thuế và xác định những lợi thế.

Đánh giá giá trị của một doanh nghiệp: Đánh giá giá trị của một doanh nghiệp là một bước quan trọng trong thực hiện chiến lược vì những chiến lược hợp nhất, tập trung và đa dạng hóa thường được thực hiện thơng qua việc mua lại các công ty khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)