Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nhân lực của tổng công ty hàng không việt nam (Trang 48 - 50)

- Các công ty con của VNA gồm các công ty TNHH một thành viên do

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam những năm gần đây

Việt Nam những năm gần đây

Nguồn vốn của VNA có xu hướng tăng liên tục. Nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2011 ước đạt mức 8.480,49 tỷ đồng, tăng 2.461 tỷ đồng so với 31/12/2008. Sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu cùng với tăng trưởng của nguồn vốn vay với tốc độ trên 20%/năm (nợ phải trả của VNA tính đến 31/12/2011 đạt mức 40.894,03 tỷ đồng) đã làm cho giá trị tổng tài sản của Tổng công ty tăng nhanh từ 32.130,79 tỷ đồng năm 2009 lên 49,374.52 tỷ đồng năm 2011. Nhờ đó, VNA đã có điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển đội tàu bay, mở rộng mạng lưới đường bay, không ngừng tăng số lượng chuyến bay, số lượng khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển.

Đội tàu bay của VNA được quan tâm đầu tư lớn, được phát triển và hiện đại hóa khơng ngừng. Trong 3 năm, từ 2008 đến hết năm 2011 VNA đã

đầu tư phát triển đội tàu bay với khối lượng vốn đạt 18.356,407 tỷ đồng, chiếm 85,86% tổng vốn đầu tư của cả giai đoạn. Tính đến hết năm 2011, đội tàu bay của VNA đã có 73 tàu bay gồm 10 B777-200ER, 9 A330, 19 A320, 28 A321, 14 ATR72-500 và 2 F70.

Về mạng đường bay, tính đến hết năm 2011, VNA đã có mạng bay quốc tế gồm 47 đường bay đến 27 điểm thuộc 16 quốc gia và mạng bay nội địa gồm 38 đường bay đến 21 điểm. Mạng đường bay quốc tế phát triển nhanh đến khu vực Đông Bắc Á và tiểu vùng Cambodia - Lào - Myanma - Việt Nam. Mạng đường bay nội địa nhìn chung đã phủ kín các vùng miền, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế của đất nước.

Số lượng các chuyến bay tăng từ 78.286 chuyến năm 2009 lên 104.423 chuyến năm 2011, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2009-2011 là 15,5%/năm, trong đó, số lượng các chuyến bay quốc tế chiếm 31,35%, có tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm 15,4%/năm; số lượng các chuyến bay nội địa chiếm 68,65%, có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15,5%/năm.

Số lượng khách vận chuyển tăng từ 9.398,296 lượt khách năm 2009 lên 13.763,513 lượt khách năm 2011, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2009-2011 là 21%/năm, trong đó số lượng khách quốc tế chiếm 34,80% và có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 23,80%/năm; số lượng khách nội địa chiếm 65,20% và có tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm - 19,6%/năm.

Tính chung cho cả giai đoạn từ 2009 đến 2011, VNA đã vận chuyển được trên 500.000 tấn hàng hóa các loại, đạt tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm là 15%/năm.

Nhờ đó, các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận của VNA cũng khơng ngừng tăng lên. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của VNA giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

2009 2010 2011

Doanh thu 32.306 37.489 47.837

Chi phí 32.006 37.172 47.777

Lợi nhuận trước thuế 301 326 60

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của VNA các năm 2009, 2010, 2011.

Những số liệu trên cho thấy, tổng doanh thu của VNA trong giai đoạn 2009 - 2011 đạt 117.641 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,7%/năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn kinh tế trong nước, chi phí tăng cao nên lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn này đạt mức thấp, chỉ đạt 687 tỷ đồng. Nhờ duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, VNA trong giai đoạn 2009 -2011 đã có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Tính chung cho cả giai đoạn này, VNA đã nộp ngân sách là 2.193 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh trên là sự tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Trong đó, có đóng góp đáng kể của đội ngũ nhân lực của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Nhân lực của tổng công ty hàng không việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w