III Trình độ đào tạo
2.2.3.1. Về công tác tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng nhân lực
Về công tác tuyển dụng: Theo thông lệ, chế độ tuyển dụng của doanh nghiệp nhà nước trong ngành vận tải chủ yếu phải dựa trên cơ sở các quy định của Bộ Giao thơng Vận tải, ngồi ra các DN hàng không phải căn cứ vào các quy định của Cục hàng khơng dân dụng Việt Nam. Do đó, đối với Tổng cơng ty hàng không Việt Nam, việc thi tuyển lực lượng lao động đặc thù ngành hàng không cũng căn cứ vào các văn bản pháp lý của Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam.
Trong những năm qua, công tác tuyển dụng khơng ngừng được hồn thiện. Các thông tin về tuyển dụng cán bộ nhân viên được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, do đó đã thu hút được nhiều nhân sự có chun mơn từ nhiều nguồn khác nhau tham gia thi tuyển, từ đó mở rộng khả năng chọn lọc được nhân lực có chất lượng ngày càng cao. Việc thành lập các hội đồng tuyển dụng, tổ chức thi công khai, tuyển chọn nhân sự theo chức vụ nghề nghiệp với bảng mô tả cơng việc chi tiết về u cầu trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, sức khỏe, ngoại ngữ... đã góp phần lựa chọn được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, có khả năng hồn thành tốt cơng việc.
Cơng tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực của VNA được thực hiện tại các cơ sở đào tạo nhân lực ngành hàng không như:
- Học viện Hàng không Việt Nam do Cục HKDD quản lý trước năm 2006, sau 2006 do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Học viện có chức năng đào tạo cơ bản bậc Trung học chuyên nghiệp, nghề dài hạn, nghề ngắn hạn, bổ túc kiến thức cho các đơn vị trực thuộc ngành HKDD Việt Nam.
- Trung tâm Huấn luyện phi công cơ bản trực thuộc Học viện Hàng không Việt Nam do Bộ giao thông vận tải quản lý (tại Cam Ranh). Trung tâm đào tạo phi công cơ bản trong nước chưa đi vào khai thác.
- Trung tâm Huấn luyện bay( FTC) trực thuộc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đào tạo huấn luyện bay cơ bản, chuyển loại và đào tạo tiếp viên cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
- Công ty Cổ phần Đào tạo Bay Việt trực thuộc VNA. Loại hình cơng ty đầu tiên của Việt Nam đào tạo phi công tại Việt Nam. Đây là công ty cổ phần của VNA, Công ty Cho thuê máy bay VN, Cơng ty Bay trực thăng Việt Nam, Tập đồn HIPT và Học viện hàng không ESMA - Pháp.
- Viện nghiên cứu Khoa học Hàng không trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
- Trung tâm đào tạo nhân viên của các Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài(NIAGS), Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng( DIAGS) và Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất( TIAGS) trực thuộc VNA chuyên đào tạo cơ bản và nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên thủ tục check-in, hướng dẫn khách lên tầu, hỗ trợ khách tàn tật...
- Một số trường đại học như: Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo chuyên ngành kỹ thuật máy bay, kỹ sư hàng không, kinh tế hàng khơng; Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật máy bay; Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đào tạo chuyên ngành xây dựng sân bay.
Trong những năm qua, công tác đào tạo tại các cơ sở nói trên cịn tản mạn, chất lượng chưa đồng đều, cịn bất cập, khơng thống nhất dẫn đến chưa đáp ứng một cách đồng bộ nhu cầu lao động của ngành hàng khơng nói chung và VNA nói riêng. Chất lượng đào tạo với hệ thống giáo trình, giáo án, nội dung, chương trình đào tạo chưa được cập nhật và đánh giá chất lượng hàng năm, dẫn đến có một số giáo án chưa đảm bảo bám sát được nhu cầu hoạt động, sản xuất kinh doanh. Ít ngành nghề đào tạo, sản phẩm chưa tương thích với chương trình đào tạo về hàng không dân dụng của các nước phát triển, do vậy khả năng hội nhập với cộng đồng thế giới về giáo dục đào tạo trong lĩnh vực hàng không dân dụng còn hạn chế.
Hơn nữa, đội ngũ giáo viên mặc dù được chú trọng nâng cao về trình độ, nhưng lực lượng được đào tạo chuyên ngành chính quy và có kinh nghiệm thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn mỏng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy thực tế nên vẫn chưa tạo ra được uy tín cao trong việc cung cấp sản phẩm đào tạo cho các đơn vị trong ngành.
Số lượng học viên tốt nghiệp được tuyển dụng vào các đơn vị trong ngành hành không chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số lượng đào tạo, đây chính là điểm yếu trong cơng tác phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng lao động được đào tạo. Thực tế là, các doanh nghiệp hàng khơng ln thiếu lao động có trình độ học vấn và chun mơn cao song song với tình trạng “thừa” một bộ phận lao động có “bằng cấp” nhưng khơng được tuyển dụng. Hệ lụy tất yếu là Hãng hàng không vẫn thiếu lao động và xã hội vẫn lãng phí cả về tiền bạc và con người.
Phương thức tổ chức đào tạo các chuyên ngành hàng không thông qua nhiều cơ sở đào tạo như hiện nay, tại Việt Nam thể hiện một số hạn chế sau:
- Hoạt động đào tạo chuyên ngành chưa có quy hoạch rõ ràng, đồng thời khơng thống nhất về tiêu chuẩn, nội dung giảng dạy, ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng đào tạo.
- Có một số chun ngành chưa có cơ sở đào tạo, trong khi có chuyên ngành lại có nhiều cơ sở đảm nhiệm gây ra sự chồng chéo, dư thừa lãng phí nguồn nhân lực và chi phí đào tạo.
- Các cơ sở đào tạo khơng tập trung và thiếu sự phân định rõ ràng trong việc trang bị phương tiện huấn luyện, giáo cụ giảng dạy hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, trên thực tế khơng phải cơ sở nào cũng có thể đáp ứng, hoặc có tình trạng đầu tư chồng chéo, gây lãng phí lớn.
- Hệ thống bằng cấp chứng chỉ khơng quy chuẩn.
- Việc tổ chức đào tạo chuyên ngành hàng không trong các trường đại học chưa có sự liên kết, trao đổi thông tin về sản phẩm với các hãng tuyển dụng; dễ dẫn tới tình trạng một số hiểu biết, kỹ năng cần thiết thì khơng được học, khi làm việc thực tế lung túng, thiếu kiến thức, thậm chí khơng thể hồn thành nhiệm vụ. Các trường có điểm mạnh là cung cấp kiến thức cơ sở, cơ bản nhưng lại thiếu kiến thức chuyên ngành, trong khi đó u cầu kỹ năng, nghiệp vụ chun mơn hàng khơng địi hỏi khắt khe thì cơ sở đào tạo khơng đáp ứng được, nếu tuyển dụng sẽ mất rất nhiều thời gian đào tạo lại.
- Đào tạo ở nước ngồi do hạn chế về kinh phí nên thời gian đào tạo thường ngắn; hơn nữa do hạn chế về ngoại ngữ phải học qua phiên dịch làm cho việc tiếp thu những kiến thức mới rất khó khăn.
Từ phân tích trên có thể thấy hiệu quả đào tạo khơng cao và thiếu tính hệ thống.
Về đào tạo phi cơng: Phát triển nhân lực phi công là vấn đề trọng tâm trong phát triển nhân lực của VNA, do đó cần tiến hành một cách thường xun. Đào tạo phi cơng là một việc khó khăn, tỉ lệ thành cơng thấp (80%), u cầu tiêu chuẩn cao về sức khỏe, độ tuổi, khả năng phát triển của cơ thể, độ dẻo dai của thần kinh cơ bắp... Kinh phí đào tạo thành cơng một phi cơng cơ bản rất lớn (khoảng từ 120-150 ngàn USD), thời gian đào tạo để
trở thành phi cơng lái chính khá dài, ngồi yêu cầu về thời gian học tập, rèn luyện bắt buộc cịn tích lũy đủ giờ bay thực tế đối với từng loại máy bay cụ thể.
Trong lĩnh vực đào tạo phi cơng hiện nay có hai mơ hình cơ bản là của Châu Âu và của Mỹ. Chương trình đào tạo của Châu Âu coi trọng luật lệ, thủ tục, địi hỏi người học phải có trình độ kiến thức học vấn cao về nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề có liên quan. Vì vậy để có giấy phép phi cơng vận chuyển cần 750 giờ học lý thuyết. Phương pháp đào tạo kiểu Mỹ lại coi trọng nhiệm vụ hoạt động điều khiển máy bay dựa trên ngun tắc những gì phi cơng cần biết để thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp của họ đều phải học. Nói cách khác, phương thức đào tạo phi cơng kiểu Mỹ có tính thực hành, thực dụng cao hơn Châu Âu. Nước ta chủ trương đào tạo phi công Việt Nam để chủ động cung cấp nguồn nhân lực bậc cao cho ngành hàng không Việt Nam phát triển một cách bền vững.
Thị trường HKVN tăng trưởng bình qn 20%/năm là tín hiệu đáng mừng nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn lao đối với VNA, khi mà nguồn nhân lực phi cơng đang rất thiếu. Để có đủ phi cơng cho hoạt động bay, lâu nay, VNA phải đi th phi cơng nước ngồi với giá th rất cao từ 7-10 ngàn USD/người/tháng (gần gấp đôi mức thu nhập của một phi cơng người VN). Do đó VNA cần tăng cường cơng tác đào tạo phi cơng.
Trong những năm qua, Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo bằng các văn bản, tạo điều kiện để phát triển nhân lực hàng khơng. Gần đây chương trình đào tạo phi cơng nằm trong dự án ODA của 2 Chính phủ Việt Nam và Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực bậc cao cho ngành hàng khơng Việt Nam nói chung và VNA nói riêng phát triển một cách bền vững.
Thực hiện cơng văn số 1576/TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phát triển đội bay đến năm 2015 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Cục HKDD Việt Nam cho phép Tổng công ty Hàng không
Việt Nam thành lập Cơng ty CP Đào tạo bay Việt. Có thể nói, việc Cục HKVN trao Chứng chỉ phê chuẩn cơ sở huấn luyện cho Bay Việt là cột mốc quan trọng để phi công VN đã bước sang giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn mà các phi công và giáo viên lý thuyết của Bay Việt cùng trực tiếp tham gia giảng dạy dưới sự hỗ trợ & giám sát của các giáo viên có kinh nghiệm được phê chuẩn của Học viện ESMA-Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên các học viên phi công cơ bản được Cục HKVN trực tiếp tổ chức thi sát hạch tất cả các môn học quy định theo bộ đề thi và đáp án do Cục HKVN ban hành để cấp bằng lý thuyết, nâng cao vai trị giám sát chất lượng huấn luyện phi cơng của nhà chức trách hàng không nước nhà. Hiện nay, Công ty CP Bay Việt đã đào tạo xong khóa huấn luyện phi cơng VFT1 cho 20 học viên đầu tiên, các học viên này đang hoàn thành giai đoạn huấn luyện bay cuối cùng tại Học viện Hàng không ESMA (Pháp), dự kiến sẽ tốt nghiệp về nước vào đầu 2013 để bổ sung vào lực lượng phi cơng khai thác của VNA.
VNA đang trong q trình làm chủ cơng nghệ vận tải bằng máy bay thế hệ mới. Kế hoạch hoạt động kinh doanh mở rộng thị trường đang được ngành HKDD Việt Nam xây dựng trong đó có kế hoạch thuê, mua máy bay mới. Do đó, cùng với kế hoạch đào tạo mới đội ngũ người lái, công tác đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi cũng rất quan trọng và cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
Ngành cũng định hướng các hình thức đào tạo trong nước tiết kiệm chi phí. VNA phát triển hình thức dạy kèm, lớp học tại nơi làm việc. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo mua buồng lái giả định mô phỏng để huấn luyện phi công trước khi bay thực tế.
Tổ chức nâng cao trình độ ngoại ngữ cho phi cơng, có chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho tất cả các chuyến bay, không để sảy ra bất kỳ sự cố nào vì lý do phi cơng ngoại ngữ kém.
Tuy nhiên, việc đào tạo người lái việt Nam ln gặp khó khăn do một phần là phi công quân sự chuyển sang dân dụng, hạn chế về tiếng Anh, tuổi
đời thường cao, do đó khi chuyển loại sẽ mất nhiều thời gian hơn. Hơn nữa tại Việt Nam mới bắt đầu xây dựng cơ sở đào tạo phi công dân dụng đầu tiên nên cơ bản q trình đào tạo huấn luyện phi cơng cơ bản đa số tại các trung tâm huấn luyện bay ở nước ngoài như, Pháp, Úc, Mỹ...
Về đào tạo tiếp viên hàng không: lao động tiếp viên trên không là lực lượng quan trọng trong phát triển bền vững của VNA, là những người tiếp xúc với khách hàng, có trách nhiệm mang lại cho khách những dịch vụ tốt nhất có thể; khơng chỉ phục vụ nhu cầu vật chất như cơm ăn, nước uống mà còn đem lại sự thoải mái, tin cậy thơng qua văn hóa ứng xử của đội ngũ tiếp viên, nụ cười duyên dáng, lời văn chau chuốt là những nét đặc trưng Việt tạo nên bản sắc VietNam-Airlines. Mỗi tiếp viên là một sứ giả góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Do đó phát triển lực lượng tiếp viên hàng không cũng được sự quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn sâu sát của Bộ Giao thông vận tải và Cục HKVN.
Lao động tiếp viên hàng khơng địi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều yếu tố:
- Đào tạo về thể lực bằng các phương pháp thể dục cân bằng trọng lượng, thể dục thẩm mỹ.
- Trình độ ngoại ngữ giao tiếp thơng thạo, chủ yếu là tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác tuy theo yêu cầu thị trường.
- Kỹ năng nghề nghiệp.
- Nâng cao việc học tập lịch sử văn hóa của đất nước và nước ngồi. - Giáo dục phẩm chất chính trị trong khi làm nhiệm vụ trên các chuyến bay.
Đội ngũ tiếp viên của VNA có chất lượng, kỹ năng nghề nghiệp được đánh giá cao trong việc phục vụ hành khách trên các tuyến đường bay quốc tế và trong nước, bên cạnh đó cịn một số mặt hạn chế về cách ứng xử, nhất là sự yếu kém về ngoại ngữ và hiểu biết văn hóa dân tộc và văn hóa, phong tục tập
quán nước sở tại khi mạng đường bay ngày càng mở rộng. Với mục tiêu đến năm 2015 VNA trở thành hãng hàng không tiêu chuẩn 4 sao và đứng hàng đầu trong khu vực, tiêu chuẩn 5 sao vào năm 2020 nên những hạn chế trên cần được khắc phục ngay trong công tác đào tạo để đội ngũ tiếp viên ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển.
Đào tạo kỹ sư hàng không và lao động dịch vụ kỹ thuật mặt đất: đào tạo phát triển được đội ngũ kỹ sư thợ kỹ thuật đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế là công việc hết sức quan trọng. Bởi vì máy bay khơng thể cất cánh và thực hiện hành trình khi thiếu bàn tay của đội ngũ kỹ sư, thợ sửa chữa bảo dưỡng máy bay. Sản phẩm của hãng hàng không cung ứng cho thị trường không thể thiếu đội ngũ kỹ thuật viên mặt đất trong dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ. Họ phải có trình độ tương thích với cơng nghệ hàng khơng hiện đại, chất lượng cao, chuyên nghiệp, làm chủ cơng nghệ tiên tiến có liên quan. Hơn nữa, cần chủ động chuẩn bị nguồn lực cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng sửa chữa máy bay, từng bước chế tạo một số khí tài thay thế cho máy bay trong giai đoạn 2010 -2015, tạo nền tảng căn bản để hình thành và phát triển ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.
Công nhân, thợ kỹ thuật máy bay gồm hai loại: thợ cơ giới máy bay và thợ điện, điện tử. Đào tạo thợ kỹ thuật phải gắn chặt với quy trình kiểm tra, thi lấy chứng chỉ, thi nâng bậc. Đào tạo phải gắn liền với quá trình bồi dưỡng, tái đào tạo để nâng cao tay nghề. Các kỹ sư trẻ cử đi nước ngoài đào tạo lấy bằng FAA hoặc JAR sẽ là nòng cốt để xây dựng một đội ngũ cán bộ kỹ thuật