nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển
- Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển + Nhóm nhân tố về quy mơ, cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số.
Quy mô dân số được hiểu khái quát là tổng số dân của một vùng, một quốc gia vào những thời điểm nhất định. Quy mơ dân số rất cần thiết trong nghiên cứu, phân tích đánh giá trình độ phát triển - kinh tế cũng như hoạch định chiến lược phát triển ở phạm vi tỉnh, thành phố, vùng lãnh thổ. Quy mô dân số lớn, trong điều kiện nền dân số còn chậm phát triển như Việt Nam đang đặc ra những vấn đề kinh tế - xã hội hết sức gây gắt cần giải quyết, trước mắt cũng như lâu dài, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng NNL. Một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nếu muốn nền kinh tế phát triển cân đối với tốc độ cao phải có quy mơ dân số thích hợp và có sự phân bố dân cư hợp lý. Quy mơ đó phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội cả đất nước.
Các nhà dân số học cho rằng, một cơ cấu thích hợp đảm bảo cho dân số ổn định là:
+ Tỷ lệ trẻ em dưới tuổi lao động là: 26 28% + Tỷ lệ người trong tuổi lao động là: 60 64% + Tỷ lệ người già trên tuổi lao động là: 10 12%
Gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và phát triển NNL. Khi dân số tăng lên thì lực lượng lao động cũng tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số. Nguồn tài nguyên như đất đai, mặt nước... thì lại có hạn nên số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai ngày càng tăng lên, tổng sản phẩm tăng nhưng sản phẩm bình qn đầu người sẽ giảm nếu khơng có sự phát triển nhanh hơn về kinh tế. Khi dân số tăng nhanh sẽ làm cho chất lượng vốn con người giảm xuống hoặc ở mức thấp và hầu như không cải thiện được. Điều này nó liên quan đến việc cung cấp khơng đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc y tế cho trẻ em và cả người lao động, trình độ học vấn thấp và phần lớn không được đào tạo. Năng suất lao động không cao là nguyên nhân trực tiếp làm cho tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm. Do đó, tăng nhanh dân số ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Tăng trưởng dân số tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng NNL, mức tăng dân số nhanh, thì nguồn lao động trong tương lai của xã hội cũng tăng nhanh, từ đó một loạt các vấn đề nảy sinh như: tăng áp lực việc làm và nạn thất nghiệp, làm xuất hiện các vấn đề kinh tế xã hội, làm giảm tốc độ tăng thu nhập GDP bình qn/đầu người. Vì vậy, dân số ln là vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý của Nhà nước và mọi tầng lớp trong xã hội.
Sự gia tăng dân số sẽ tăng áp lực việc làm, bởi hàng năm số người đến tuổi lao động gia tăng đòi hỏi phải giải quyết việc làm cho họ. Thông thường, các quốc gia khó có thể giải quyết tốt việc làm cho người lao động trong một thời gian ngắn, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, vì muốn có việc làm phải có vốn, thị trường, có NNL đáp ứng yêu cầu cả phát triển sản xuất, trong khi tất cả các vấn đề trên, các quốc gia đang phát triển đều gặp khó khăn. Ví dụ: ở Việt Nam giai đoạn 1985 - 1990 mức tăng dân số bình quân là 2,25%/năm, mức tăng nguồn lao động là 3,06%/năm, nhưng mức gia tăng việc làm chỉ 2,54%/năm. Những năm 1990 - 1995 mức tăng dân số bình quân mỗi năm khoảng 1.200.000 người và hàng năm trung bình giải quyết
được khoảng 1,1 triệu chỗ làm việc mới, như vậy vẫn cịn khoảng 100.000 người chưa có việc làm, chưa kể số dơi dư hàng năm từ trước. Nghĩa là vẫn còn khoảng cách tương đối giữa việc làm và lực lượng lao động dôi dư hàng năm, cầu việc làm thấp hơn cung về nó, vì vậy nạn thất nghiệp vẫn tồn tại ở mức cao, nhất là đối với lao động không được đào tạo. Ngồi ra, cịn phải kể đến số lao động bị mất việc làm trong các khu vực kinh tế khác do sức cạnh tranh kém.
Tỷ lệ sinh đẻ cao ở vùng biển đảo cũng là yếu tố làm cho tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động hàng năm tăng, việc làm ít, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn chưa cao gây nên tình trạng di chuyển dân cư từ nơng thơn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, mà chủ yếu là lao động trẻ, khoẻ, có vốn kiến thức khá nhất của khu vực này. Từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng ở khu vực thành thị, cịn nơng thơn lại thiếu hụt lao động trẻ, có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Như vậy, dân số tăng nhanh khi trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế cịn thấp gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng NNL. Vấn đề đầu tư cho nâng cao năng lực và chất lượng của những người đang trong độ tuổi lao động và có việc làm gặp khó khăn. Bởi cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế và bất cập, hơn nữa NNL chất lượng cao sẽ loại bỏ một số lượng lớn lao động giản đơn, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp. Ngoài ra, NNL trẻ, khoẻ dồi dào và do sức ép về thất nghiệp gia tăng họ chấp nhận làm việc với mức tiền công thấp buộc các doanh nghiệp phải cho những người có kinh nghiệm, có tri thức lớn tuổi về nghỉ các chế độ sớm nhằm nhường việc làm cho lớp trẻ đã dẫn đến tình trạng vừa thiếu chất xám, vừa lãng phí một lượng lớn chất xám, khơng tận dụng hết được tiềm năng của NNL chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác, dân số tăng nhanh, sản xuất của xã hội cũng phải chuyển theo hướng đáp ứng yêu cầu của việc tăng dân số. Hay nói cách khác, chi tiêu cho mục đích tiêu dùng sẽ lớn hơn so với chi tiêu cho phát triển, đặc biệt là phát triển nâng cao chất lượng NNL. Ngồi ra, do khơng có việc làm cho lớp lao động trẻ sẽ làm các tệ nạn xã hội gia tăng, gánh nặng của Nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội ngày càng lớn. Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp cho kinh tế - xã hội phát triển ổn định. Nói cách khác, phát triển dân số có kế hoạch sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng NNL.
+ Nhu cầu về nhân lực trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh quốc gia trên biển của một quốc gia trong một thời điểm nhất định.
Đối với NNL trong phát triển phải gắn liền với bảo vệ an ninh quốc gia trên biển nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình tranh chấp trên biển Đơng đang trở thành điểm nóng của một số nước trong khu vực. Phát triển NNL nhằm tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển, đủ sức mạnh để nắm chắc và kiểm sốt tình hình, giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh, chủ động đối phó với những tình huống xấu, khơng để xảy ra tình huống bất ngờ. Xử lý tốt các vụ việc phát sinh trên vùng nước lịch sử, vùng khai thác chung, thực hiện tốt công tác đối ngoại. Tổ chức phát triển NNL ở các đội tự vệ trên các tàu khai thác trên biển. Củng cố lực lượng trên biển phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành động xâm nhập vùng biển, ngăn chặn các âm mưu thủ đoạn “ Diễn biến hịa bình” giữ vững an ninh, ổn định chính trị tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng bảo vệ tốt chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn vùng biển đảo. Sự phân tích trên cho thấy NNL có vai trị rất quan trọng, việc nâng cao chất lượng và phát triển NNL là một tất yếu khách quan là xu thế phát triển của thời đại là sự cần thiết khách quan đối
với Việt Nam và từng địa phương ven biển nói riêng. Một NNL chất lượng cao là tiền đề, là cơ sở quyết định sự thành bại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.