Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 97 - 105)

- Mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu thị

3.2.6. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển trên địa bàn

triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển trên địa bàn

- Đẩy mạnh việc phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, nghĩa vụ trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực. Tách bạch và phân định rõ việc quản lý, sử dụng nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp cơng lập.

- Đổi mới cơng tác đào tạo và chính sách sử dụng cán bộ công chức, viên chức: Thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu nhân lực ở địa phương, đơn vị; áp dụng các chương trình bồi dưỡng cơng chức hành chính tiên tiến; xây dựng hệ thống chức danh vị trí việc làm cán bộ, cơng chức, viên chức, quy định rõ và cụ thể về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ gắn với trách nhiệm, quyền lợi; tăng cường đạo đức công vụ và kỷ cương, kỷ luật công tác.

- Hàng năm thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ cấp xã, thị trấn.

- Đổi mới nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức; tổ chức thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo hiệu trưởng các trường, trưởng phịng, phó trưởng phịng; chú ý đào tạo, tuyển chọn và chuẩn hóa cán bộ chủ chốt xã, thị trấn, nhằm đổi mới về chất của NNL.

- Các đơn vị sử dụng lao động cần đổi mới phương pháp tuyển dụng theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi với vị trí việc làm và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng lao động. Nâng cao tính chủ động trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, xem công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị.

- Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy tham mưu, giúp việc về quản lý NNL ở các cấp, các ngành.

- Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi trong rèn luyện, chăm sóc sức khỏe để cải thiện tốt thể lực của nhân dân.

Quy hoạch phát triển nhân lực là nhiệm vụ quan trọng của địa phương nhằm đảm bảo cân đối về lao động cho sự phát triển kinh tế biển của huyện. Khi xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cùng với cân đối về vốn, về đất và năng lượng, cân đối về nhân lực có vai trị quyết định đối với thu hút đầu tư và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo theo hướng: hoàn chỉnh các quy định quản lý Nhà nước về điều kiện thành lập và chuẩn mực chung về hoạt động của các cơ sở giáo dục; về đánh giá chất lượng của các cơ sở giáo dục; về nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của ủy ban nhân dân huyện, uỷ ban nhân dân xã, xây dựng kế hoạch của huyện về khuyến khích phát triển nhân tài...

Đẩy mạnh phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, nghĩa vụ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực trên cơ sở quản lý Nhà nước và giám sát của xã hội thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh chuyển mạnh hệ thống đào tạo sang hoạt động theo cơ chế đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

Xây dựng những quy chế, cơ chế xin chủ trương của tỉnh về chính sách để đẩy mạnh nhu cầu về đào tạo theo nhu cầu của xã hội, gắn kết các cơ sở

đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực (đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo của doanh nghiệp...).

Công tác quản lý của Nhà nước đối với việc phát triển NNL trong phát triển kinh tế biển trên địa bàn cần quan tâm thực hiện tốt các khâu quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện tốt chế độ chính sách....

Trên cơ sở chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến 2015, định hướng đến năm 2020 có dự báo được tình hình, số lượng, chất lượng NNL để có giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này.

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ và người lao động. Trên cơ sở các quy định, quy chế, chính sách về tuyển dụng lao động, quy định về tiêu chuẩn của Nhà nước để xây dựng các quy định và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với thực tế của địa phương. Các cơ quan ban ngành cấp huyện tham mưu ủy ban nhân dân huyện hoạch định kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, sức khoẻ, độ tuổi, hình thức... mọi thơng tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên cần được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ, để đảm bảo tính cơng bằng.

Nâng cao cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng NNL. Nâng cao tính chủ động trong cơng tác đào taọ, bồi dưỡng. Trên cơ sở quy hoạch, tiến hành phân kỳ đạo tạo, bồi dưỡng từng loại cán bộ và người lao động để đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định.

Tăng cường sự liên kết, hợp tác các cơ sở đào tạo, liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nhằm phát triển mơ hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng; Mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức hiệp hội; Liên kết chặt chẽ với các trường nghề, cao đẳng, đại học nhằm thu hút

các học sinh, sinh viên giỏi về công tác ở huyện; thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNL.

Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường lao động trong cơ quan, doanh nghiệp. Điều kiện làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lao động của mỗi cá nhân, đồng thời cũng ảnh hưởng sức khoẻ của người lao động. Hồn thiện cơng tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc, tạo môi trường thuận lợi về tâm lý cho người lao động; tạo ra bầu khơng khí dân chủ, tương trợ giúp đở lẫn nhau giữa những người quản lý lao động và người lao động, giữa những người lao động với nhau để người lao động cảm nhận được sự tôn trọng và phát huy hết mọi tiềm năng của mình. Xây dựng mơi trường văn hố trong cơ quan, văn hoá trong doanh nghiệp tạo ra những dấu ấn đặc trưng của cơ quan, doanh nghiệp, như tính tự chủ, ý thức tập thể, sự quan tâm và có ý thức trách nhiệm nhau trong cơng việc. Điều đó, vừa nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng công tác và ý thức trách nhiệm của người lao động. Thường xuyên quan tâm đến yếu tố tinh thần, sức khoẻ cho người lao động. Việc làm này sẽ giúp cho họ thoải mái về tinh thần, có một sức khỏe tốt để họ tận tình với cơng việc mà cảm thấy cơ quan, doanh nghiệp quan tâm nhiều đến mình. Thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động.

Bố trí và phân cơng thích hợp với năng lực, sở trường chun mơn của cán bộ và người lao động. Vị trí làm việc là một động lực thúc đẩy nhân viên vận động được khả năng trí tuệ của họ vào cơng việc mà họ đang đảm nhiệm. Phải xem xét đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên, người lao động, xem những người nào phù hợp với nhiệm vụ gì, từ đó bố trí đảm bảo đúng người, đúng việc. Việc bố trí cơng việc phải căn cứ vào tình hình thực tế về công việc, trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp, phải bố trí sao cho khối lượng cơng việc mà mỗi cá nhân đảm đương phù hơp với khả năng thực tế của họ. Trên cơ sở đánh giá trình độ cán bộ, nhân viên người lao động cần

mạnh dạn giao việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm để họ có thể độc lập, tự chủ trong công việc.

KẾT LUẬN

Để Kiên Hải trở thành một huyện phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội, giữ vững quốc phịng an ninh, phong phú về đời sống văn hố, tinh thần với tình hình, thực trạng NNL như hiện nay thì phát triển một NNL đảm bảo về số lượng và chất lượng là yếu tố quyết định sự thành cơng của cơng nghiệp hố, hiện đại hố và tiến trình thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến 2020, nhất là trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO thì điều đó càng trở nên có ý nghĩa đặc biệt và hết sức cấp thiết. Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NNL: khái niệm NNL, những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng NNL, những yêu cầu chủ yếu về NNL phát triển kinh tế xã hội để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn và tìm giải pháp phát triển NNL ở Kiên Hải.

- Nghiên cứu tình hình phát triển NNL ở các huyện Kiên Lương, Phú Quốc tỉnh Kiên Giang và huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là những địa phương có những nét tương đồng với Kiên Hải, để rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển NNL ở huyện Kiên Hải.

- Phân tích thực trạng NNL ở huyện Kiên Hải hiện nay trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL, làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình xây dựng và sử dụng NNL, đồng thời đã phân tích rõ ngun nhân của tình hình, nêu lên những vấn đề đặt ra trong việc phát triển NNL ở huyện Kiên Hải, là có một NNL trẻ, số lượng tăng nhanh qua các năm, nhưng trình độ nền kinh tế cịn thấp nên huyện gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Dân số tăng nhanh kéo theo việc tăng nhanh nguồn lao động, gây nên những bức xúc về vấn đề xã hội… Dân số tăng nhanh, một mặt do chỉ số tăng tự nhiên ở huyện Kiên Hải cao; mặt khác còn do tăng cơ học, di dân tự do đến Kiên Hải ngày càng nhiều, số dân di cư này,

phần lớn có mặt bằng dân trí thấp, đời sống khó khăn. Hệ thống giáo dục - đào tạo của Kiên Hải chưa phát triển, dân số phân tán trên địa bàn rộng lớn, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập nghèo nàn, đội ngũ giáo viên thiếu và yếu. Tình hình đó dẫn đến trình độ học vấn và chất lượng NNL ở huyện Kiên Hải rất thấp so với yêu cầu, thể hiện ở chỗ số lao động được đào tạo và trình độ đào tạo cịn rất ít và thấp, số lao động chưa qua đào tạo nghề còn rất lớn. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chưa hợp lý, lao động trong nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng lớn, lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Cơ cấu đào tạo hiện nay chưa hợp lý dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Nhìn chung chất lượng NNL của huyện còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu để khai thác những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, kinh tế của huyện chưa tạo ra được động cơ để tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ.

- Trên cơ sở những phân tích về lý luận cơ bản và thực trạng NNL, định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Kiên Hải đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, luận văn đã đề xuất những quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát triển NNL cho sự phát triển kinh tế xã hội của Kiên Hải, bao gồm 7 nhóm giải pháp:

+ Ổn định quy mơ dân số và chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho người dân.

+ Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng NNL.

+ Chú trọng mở rộng việc bồi dưỡng kỹ năng lao động, truyền nghề cho

nguồn lao động phổ thông.

+ Điều chỉnh cơ cấu đào tạo NNL phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

+ Phân bố và điều chỉnh hợp lý NNL theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Chấn chỉnh công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý NNL. + Có các chính sách để phát triển NNL một cách hợp lý.

Áp dụng một cách đồng bộ những giải pháp trên đây sẽ dần dần phát triển được NNL có số lượng và chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Kiên Hải.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 97 - 105)