- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL cho phát triển kinh tế biển.
1.3.2.2. Kinh nghiệm về đào tạo nghề cho thanh niên ở huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
Quốc tỉnh Kiên Giang
Phú Quốc hay còn gọi là Đảo ngọc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam. Huyện Phú Quốc gồm đảo Phú Quốc, quần đảo An Thới và quần đảo Thổ Chu với tổng số 22 hịn đảo lớn, nhỏ khác nhau, diện tích tự nhiên 589,23km2. Huyện có 2 thị trấn và 8 xã dân số 91.220 người. Phú Quốc cách trung tâm tỉnh Kiên Giang (thành phố Rạch Giá) 120km, cách đường lãnh hải Việt Nam - Campuchia chỉ 4,5km. Phú Quốc có 2 sân bay (1 sân bay hiện hữu và 1 sân bay sắp đưa vào hoạt động), 3 bến cảng. Phú Quốc có vị trí thuận lợi trong
phát triển du lịch, khai thác thủy sản và phát triển nông nghiệp. Nước mắm và hồ tiêu Phú Quốc trong và ngoài nước biết đến và rất ưa chuộng, đó là những mặt hàng đặc sản là thương hiệu đưa Phú Quốc ngày một đi lên... Bên cạnh đó, rượu sim, chó Phú Quốc, ngọc trai Phú Quốc... khách thập phương đều biết đến.
Theo quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12-12-2008 thì Phú Quốc được xác định là “khu kinh tế hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch, nghĩ dưỡng; trung tâm giao thương quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm hành chính, ngân hàng tầm cở quốc tế”.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Quốc đã tận dụng thế mạnh và khai thác tốt tiềm năng du lịch. Huyện Phú Quốc tập trung đào tạo NNL trong lĩnh vực này. Huyện Phú Quốc đã thành lập trường dạy nghề và công tác dạy nghề ở Phú Quốc được đẩy mạnh. Huyện Phú Quốc có 46.259 người trong độ tuổi lao động, thì lực lượng thanh niên (tuổi từ 15 đến 35 chiếm 29.865 người). Huyện Phú Quốc chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân là con đường tiến thân trong thanh niên khơng chỉ có con đường đại học mà thơng qua học nghề, có chun mơn, có kỹ năng thì sẽ tạo dựng được cơ nghiệp ngay trên q hương của mình. Chính vì thế, từ năm 2007 đến nay, hàng năm Phú Quốc có trên 1000 thanh niên được tào tạo nghề, được trang bị kiến thức cơ bản về du lịch. NNL du lịch ở Phú Quốc luôn được tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng. Nếu năm 2007, lực lượng lao động thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, lao động trong các doanh nghiệp du lịch (đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo, nghiệp vụ trong các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành vận chuyển du lịch...) là 4.615 người, thì đến năm 2011 là 12.862 người. Chỉ tính riêng hệ thống nhà hàng khách sạn, Phú Quốc có 85 khách sạn, Resort từ 1 đến 4 sao, cùng với hệ
thống nhà nghĩ, phòng trọ với hơn 1.500 phòng và 2.600 giường cũng giải quyết được lực lượng lao động đáng kể.
Để có NNL phục vụ tốt lĩnh vực dịch vụ, du lịch huyện Phú Quốc đã chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để gắn liền đào tạo với sử dụng. Với cách làm này vừa tiết kiệm được thời gian vừa phát huy tốt năng lực của lực lượng lao động và tạo ra sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng. Một thực trạng khá phổ biến hiện nay ở Phú Quốc là nhiều ngư dân bỏ nghề đánh cá truyền thống để chuyển sang làm du lịch bằng chính tàu cá của mình.
Với việc tập trung đào tạo nghề cho thanh niên và xác định khâu đột phá đã khai thác tốt tiềm năng thế mạnh ở huyện có điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch, dịch vụ Phú Quốc đã đi đúng hướng. Qua đó có đủ nhân lực để đón tiếp và phục vụ hơn 600.000 lượt khách hàng năm, thời gian qua góp phần tích cực làm tăng tỷ trọng GDP trong cơ cấu kinh tế của huyện, đưa Phú Quốc phát triển đi lên theo hướng bền vững.
- Kinh nghiệm của huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
- Kinh nghiệm đào tạo, phát triển NNL của huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.