TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN KIÊN HẢI TỪ 2007 CHO ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 56 - 65)

III Cán bộ y tế

2.2. TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HUYỆN KIÊN HẢI TỪ 2007 CHO ĐẾN NAY

Những chủ trương và chính sách của cấp ủy và chính quyền huyện Kiên Hải về phát triển NNL cho phát triển kinh tế biển trên địa bàn.

Trên cơ sở Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ “về xây dựng chương trình quốc gia phát triển NNL đến năm 2020”, Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg “về phát triển dục - đào tạo và dạy nghề vùng đồng

bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, Nghị quyết 09-NQTW, lần thứ IV Ban

Chấp hành Trung ương (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm

2020”, Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ VI nhiệm kỳ 2005-2010, rất

quan tâm chỉ đạo phát triển NNL của huyện. Để thực hiện các chủ trương trên, Ban chấp hành đảng bộ huyện đã đề ra kế hoạch đào tạo NNL giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015, năm 2007 xây dựng kế hoạch chuyên đề “về phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2015”, cũng trong năm 2007, Ban Thường vụ Huyện uỷ xây dựng kế

hoạch về thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương (khoá X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; ngoài ra Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo xung quanh về phát triển NNL của huyện. Chủ trương của Huyện uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ huyện thống nhất phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 20%, năm 2020 là 35%. Để đạt các chỉ tiêu đó, cấp uỷ xác định cơng tác quy hoạch đào tạo nghề để nâng cao NNL trong xã hội, gồm cán bộ quản lý và đội ngũ lao động được đào tạo về các nghề như: khai thác, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển, nghiên cứu khoa học biển... về giáo dục, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kiên cố hoá trường lớp đáp ứng nhu cầu dạy và học, từng bước xây dựng và mở thêm trường phổ thông trung học. Phấn đấu xã lại Sơn có trường trung học phổ thơng trước năm 2010, cịn lại 02 xã An Sơn và Nam Du sẽ được đầu tư trước năm 2015. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong toàn huyện, phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn, có 50% trên chuẩn vào năm 2010, đến năm 2015

tất cả các xã đều có trường mầm non. Nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng...

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện ủy, cuối năm 2007 UBND huyện ra kế hoạch phát triển NNL của huyện đến năm 2010, định hướng năm 2015; xây dựng kế hoạch và đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015, kế hoạch về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đến 2010, định hướng đến năm 2015...

UBND huyện xác định mục tiêu phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện, nhằm đưa huyện phát triển nhanh và bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của huyện giai đoạn 2007- 2010 đạt 14% /năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ. Hàng năm giải quyết việc làm cho 500 lao động trở lên, đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% và duy trì dưới 1% đến năm 2015 (theo hướng tiêu chí mới). Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo chung (từ nghề đến sau đại học) chiếm 20%, năm 2015 chiếm 30%, năm 2020 là 35% so tổng số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân của huyện...

Qua quá trình thực hiện các chủ trương, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền huyện Kiên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng, về quy mô, kết quả số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL.

Về quy mô và tốc độ tăng NNL. Dân số và NNL có liên quan chặc chẽ với nhau, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tốc độ phát triển NNL. Theo số liệu thống kê năm 2007 huyện Kiên Hải có dân số là 21.013 người, đến năm 2011 huyện có 22.133 người. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,13%/năm. Trong 5 năm dân số của huyện tăng khoảng 1.120 người. Như vậy, nói đến số lượng lao động huyện Kiên Hải thì khá dồi dào có xu

hướng tăng dần qua các năm, tỷ lệ lao động chiếm 66,95% tổng dân số. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng bình qn mỗi năm 2,1%, đa số có sức khoẻ tốt, cần cù, năng động có ý thức cầu tiến. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong dịch vụ. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo ra sự thu hút lao động, ở các khu vực khác nhau. Khu vực công nghiệp và xây dựng tốc độ thu hút lao động vào làm việc tại khu vực này tăng bình quân khoảng 1%/năm. Khu vực dịch vụ tốc độ tăng lao động bình qn khoảng 1,5%/năm. Khu vực nơng - lâm - thuỷ sản thời gian qua tốc độ thu hút lao động rất cao, bình quân mỗi năm thu hút khoảng 2,5%/năm. Trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản thì thuỷ sản thu hút lao động lớn nhất.

Về chất lượng dân số và lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Dân số Kiên Hải thuộc dân số trẻ, nhóm người độ tuổi từ 65 trở lên khoảng 3,5 - 4% mặt khác dân số của huyện ở nhóm tuổi từ 15 trở xuống chiếm khá cao, chiếm tới 1/3 dân số của huyện. Trình độ dân trí từng bước được nâng lên. Về chất lượng lao động, nếu như năm 2007 tỷ lệ lao động qua đào tạo chung chiếm tỷ lệ 13% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện thì đến năm 2011 là 20%. Nếu tính ln lao động đã qua đào tạo nghề năm 2007 có 1669 lao động, chiếm 13% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, đến năm 2011 số lao động qua đào tạo nghề là 2593 lao động, chiếm 20%.

Cơ cấu chất lượng lao động theo các loại trình độ có sự chuyển đổi qua các năm, lao động có trình độ đại học,cao đẳng và nghề tăng, nhưng lao động trung học chuyên nghiệp giảm, cụ thể: năm 2007 cứ 1000 lao động trong các ngành kinh tế quốc dân có 16,9 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 27,8 lao động có trình độ trung học chun nghiệp và 36,8 lao động có trình độ nghề. Năm 2011, cứ 1000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

quốc dân thì có 36,27 lao động có trình độ đại học, cao đẳng; 27,38 lao động có trình độ trung học chun nghiệp và 106,4 lao động có trình độ nghề.

Về năng suất lao động của huyện thời gian qua. Năm 2007 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện là 12841 lao động, đã tạo ra khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 213,13 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), như vậy để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 128,6 lao động. Năm 2009, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện là 12991 lao động, đã tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội là 277,901 tỷ đồng, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình cần 46,75 lao động. Năm 2011, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện là 12965 lao động, đã tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội là 366,644tỷ đồng, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 35,36 lao động. Như vậy, số lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP qua các năm đều giảm, hàng năm giảm trung bình 7,88% năm, vấn đề này đồng nghĩa với năng suất lao động của huyện tăng cao qua các năm.

Kết quả về công tác đào tạo NNL và giải quyết việc làm sau đào tạo. Trong những năm qua, huyện đã có nhiều cố gắng trong đầu tư cơ sở vật chất trường lớp ở từng cấp học, bước đầu đã giải quyết căn bản khơng cịn trường có 4 cấp học (trường An Sơn) và cuối năm 2011, huyện có 2 trường mầm non trên 4 xã (đạt 50%) tỷ lệ này cao hơn một số huyện khác trong tỉnh (tồn tỉnh có 70 trường trên 145 xã đạt 48,28%. Đã có 02 xã có trường trung học phổ thông... như vậy, về cơ bản cũng đảm bảo được trường lớp cho các em học sinh đến học theo nhu cầu tồn huyện. Bên cạnh đó, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã đưa vào hoạt động và huyện uỷ cũng đã có chủ trương cho trung tâm liên kết với các trường cao đẳng, các cơ sở đào tạo của tỉnh để mở các lớp dạy nghề, tư vấn việc làm, các lớp tin học, ngoại ngữ.... góp phần nâng cao chất lượng NNL của huyện. Ngoài ra, huyện cũng tích cực liên kết

với trường Chính trị tỉnh, phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang, các trường Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và trường Trung cấp nghề của tỉnh... trong công tác đào tạo cán bộ, nghề cho người lao động. Nhìn chung quy mô đào tạo NNL của huyện phát triển theo hướng huy động tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cho công tác đào tạo NNL.

Công tác đào tạo NNL của huyện 5 năm qua tương đối khá. Quy mô đào tạo phổ thông tăng qua các năm. Năm học 2006-2007, huyện có 3242 học sinh từ tiểu học trở lên (tiểu học 1942, trung học cơ sở 1129, trung học phổ thông 231) có 26 em tốt nghiệp cấp III, trong đó có 18 em trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học. Năm học 2010-2011 tồn huyện có 3023 học sinh phổ thơng (tiểu học 1935, trung học cơ sở 812, trung học phổ thơng 241 em), có 77 em tốt nghiệp cấp III, trong đó có 33 em trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học, chiếm 42,86%.

Như vậy, 5 năm qua tồn huyện có 1420 học sinh trung học phổ thơng, có 222 tốt nghiệp đủ điều kiện để thi vào các trường cao đẳng, đại học trong nước. Trong đó có 107 học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng đại học. Quy mô đưa đi đào tạo cao đẳng, dạy nghề ngày càng tăng và đa dạng. Về việc đào tạo, thì hệ đào tạo chính quy tập trung ở trình độ cao đẳng là chủ yếu, còn lại là đào tạo tại chức, liên kết liên thơng. Từ năm 2007-2011, tồn huyện đã đào tạo tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học 265 cán bộ, sinh viên, bình qn mỗi năm có 53 cán bộ, sinh viên của huyện được đào tạo ra trường. Cùng với việc đưa đi đào tạo đại học và cao đẳng, huyện quan tâm đào tạo NNL chất lượng cao. Đưa đi đào tạo 4 thạc sĩ, đào tạo nghề cho 1514 người. Nâng tỷ lệ đào tạo từ 13% năm 2007, lên 20% vào cuối năm 2010. Công tác đào tạo, dạy nghề đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và tham gia xuất khẩu lao động. 5 năm qua đã đào tạo nghề 525 người, trong đó có 48 người có trình độ từ trung cấp trở lên, ngắn hạn là 477 người.

Đồng thời để giải quyết nhu cầu việc làm tại chỗ, trung tâm học tập cộng đồng các xã đã mở 79 lớp tập huấn, hội thảo, chuyển giao khoa học kỷ thuật 3150 lao động. Ngoài ra huyện cũng rất quan tâm cử cán bộ đào tạo về trình độ chun mơn lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ... cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đã cử 141 đào tạo trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên (85 đại học, cao đẳng), 34 cán bộ trình độ cao cấp lý luận chính trị 28 trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng 16 cán bộ về kiến thức quản lý Nhà nước. Thực hiện hỗ trợ và tạo điều kiện cho 163 cán bộ công chức, viên chức học tin học, ngoại ngữ trình độ A và B.

Cơng tác bồi dưỡng NNL cũng được quan tâm thực hiện khá tốt. Đã đưa đi bồi dưỡng 598 lượt cán bộ có trình độ trung cấp trở lên, bồi dưỡng nghề thường xuyên cho trên 350 lượt người, riêng cán bộ trong khối Đảng, Nhà nước và các đoàn thể bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ ở Trường chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị được 1250 lượt cán bộ.

Trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề thời gian qua đã chú trọng đến yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, những ngành, lĩnh vực phục vụ cho sự phát triển của huyện, đào tạo gắn với giải quyết việc làm bình qn hàng năm có trên 80% lao động qua đào tạo có việc làm tương đối ổn định, nhất là các em học sinh các trường cao đẳng trong tỉnh sau khi tốt nghiệp cơ bản đều có việc làm (một số em có nhu cầu làm việc ở ngồi huyện, số cịn lại về huyện đều được địa phương bố trí sử dụng), số lao động có trình độ tay nghề về thuyền trưởng, máy trưởng đều được các doanh nghiệp khai thác hải sản sử dụng và trọng dụng. Ngồi ra, hàng năm cịn giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 3500 lượt lao động tại các xã, góp phần vào ổn định đời sống xã hội. Nhìn chung cơ cấu trong đào tạo, bồi dưỡng dạy nghề và sử dụng giải quyết việc làm khá hợp lý. Trong hệ thống chính trị đã tập trung đào tạo các ngành mà huyện hụt hẫng như: giáo dục, y tế, cán bộ, cán bộ kỹ thuật

nông nghiệp.... nhu cầu của xã hội tập trung ở khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo vườn tạp, dịch vụ du lịch ....

Tuy nhiên, tỷ lệ qua đào tạo nâng lên chậm cơ cấu trình độ đào tạo chưa hợp lý, cơ cấu ngành nghề chưa cân đối, cán bộ khoa học kỹ thuật thiếu và tập trung chủ yếu ở các đơn vị sự nghiệp và trên 70% thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục trong khi đó các ngành tiềm năng lợi thế của huyện như thủy sản, du lịch còn hạn chế.... với nhu cầu địi hỏi NNL của huyện và tình hình thực tế của NNL, mức độ đáp ứng được thể hiện ở một số lĩnh vực, ngành nghề chủ yếu của huyện, đó là: trên lĩnh vực nơng nghiệp (nơng - lâm - ngư nghiệp mà chủ yếu là ngư nghiệp về số lượng NNL cơ bản đáp ứng nhu cầu với 3 lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến sử dụng tương ứng 1 vạn lao động (khai thác là 8730 người). Hiện tại NNL phục vụ cho 3 lĩnh vực này cả trong và ngồi hệ thống Nhà nước chỉ có 6 đại học, 5 trung cấp thuộc các chuyên ngành khai thác thuỷ sản, trồng trọt, thú y và 990 người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng. Như vậy, chất lượng NNL ở lĩnh vực thuỷ sản còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế thời gian qua, nhân dân chỉ khai thác nuôi trồng và chế biến theo tập quán, kinh nghiệm là chính. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, làm cho ý thức của đại bộ phận nhân dân chưa quan tâm đầu tư con em mình trong giáo dục đào tạo để có trình độ, kiến thức cơ bản để phục vụ cho sự phát triển của địa phương cũng như ngành nghề truyền thống của gia đình. Cụ thể trong lĩnh vực khai thác hiện tại với 1502 phương tiện khai thác loại nhỏ, cần hơn 3000 bằng thuyền trưởng, máy trưởng, như vậy còn thiếu 2000 nữa... Trong khi nhu cầu cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ ở lĩnh vực này phải từ 10 đại học (khai thác 3, nuôi trồng 4 và chế biến 3), 16 trung cấp (khai thác 3, nuôi trồng 4 và chế biến 3), 16 trung cấp (khai thác 4,

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w