Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 68 - 74)

III Cán bộ y tế

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù huyện còn tồn tại một lực lượng lao động có việc làm khơng ổn định đến 6,5%, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu lao động có chun mơn kỹ thuật và chất lượng cao. Như vậy, NNL của huyện thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu, thừa lao động thủ công và giản đơn, tay nghề thấp, còn thiếu lao động kỹ thuật, nhất là lao động có trình độ cao, lao động có kỹ năng thực hành. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh cịn đạt thấp.

Cơ cấu trình độ đào tạo giữa đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chưa hợp lý, lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng nhanh, trung học chuyên nghiệp giảm và qua đào tạo nghề tăng không cao (theo một số chuyên gia về lao động, cơ cấu lao động kỹ thuật hợp lý là 1 đại học, 05 trung cấp, 14 công nhân kỹ thuật lành nghề; các nước trong khu vực hiện có cơ cấu là 1-4-10; theo kinh nghiệm của thế giới từ thủ công lên cơ giới hố thì cơ cấu lao động hợp lý là: 1 kỷ sư; 04 trung cấp kỹ thuật, 20 công nhân lành nghề; 60 công nhân tay nghề thấp và 15 lao động giản đơn). Cơ cấu ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật chưa cân đối, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên chủ yếu tập trung ở các đơn vị sự nghiệp, lĩnh vực giáo dục y tế. Trong khi đó, các ngành có tiềm năng lợi thế của huyện như thủy sản, du lịch còn hạn chế. Trong phạm vi của tỉnh thì quy mơ, ngành nghề và chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng được, có trên 30% mới tuyển dụng hàng năm học sinh, sinh viên học bằng hình thức khơng chính quy. Cịn nhiều học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng chưa có cơ hội được học nghề từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Tỷ lệ học sinh phổ thơng bỏ học giữa chừng cịn nhiều, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở không tiếp tục học trung học phổ thông, vào học trung học chuyên nghiệp và học nghề còn hạn chế.

Huyện ủy, Ủy ban nhân huyện chưa có kế hoạch dài hạn, căn cơ về đào tạo, bồi dưỡng NNL phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chưa có đề xuất cụ thể với tỉnh có cơ chế, chính sách đặc thù cho huyện đảo trong việc hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng thu hút NNL những năm qua, huyện chưa thu hút được NNL chất lượng cao. Trong khi đó, một số cán bộ được đào tạo chính quy bố trí ngành nghề chưa phù hợp; chế độ chính sách đãi ngộ, mơi trường làm việc sau đào tạo còn thấp nên một bộ phận cán bộ, công chức sau khi được đào tạo trình độ cao đã xin chuyển cơng tác ra ngồi huyện. Từ đó, hụt hẩng đội ngũ cán bộ trong đó có cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp và kế thừa. Nhiều cơ quan ban ngành của huyện và các xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL của ngành địa phương. Việc quản lý và sử dụng NNL còn nhiều bất cập chưa có sự phân cơng rõ ràng hiện chưa có ngành nào được giao nhiệm vụ làm đầu mối quản lý thống nhất NNL chung của huyện. Từ đó, việc tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đề ra chủ trương xây dựng và phát triển NNL phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý NNL vừa qua mới quan tâm đến thực hiện cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, cịn các lực lượng khác ít được các cơ quan quản lý quan tâm dẫn đến tình trạng người có trình độ chun mơn tay nghề cao chưa được phát huy tốt.

Năng lực điều hành quản lý của một số cơ quan quản lý Nhà nước chưa theo kịp tình hình phát triển mới. Một số ít cán bộ lãnh đạo quản lý tư duy chậm đổi mới làm cản trở cho sự phát triển chung của huyện. Cơng tác cán bộ cịn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Quản lý và đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu chưa phản ánh đúng thực chất; cơng tác quy hoạch cịn mang tính chấp vá, bị động. Cơng tác đào tạo chưa gắn với quy hoạch chức danh và nhiệm vụ chính trị, việc chuẩn hoá và nâng cao chất lượng cán bộ, nhất là cán bộ xã cịn nhiều khó khăn. Trình độ, kiến thức, năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, nhất là việc vận dụng, cụ

thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết. Chất lượng giáo dục đào tạo các cấp bậc phổ thông nâng lên chậm, cơ sở vật chất trường lớp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh trung học phổ thơng trên tổng dân số cịn thấp...

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên là do, cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển có vị trí địa lý khơng thuận lợi, khó thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngồi, do đó, nhiều tiềm năng to lớn của huyện chưa được khai thác. Mặc khác, nền kinh tế có tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH cũng rất chậm, tỷ trọng nơng nghiệp trong cơ cấu GDP cịn cao. Lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm và đạt tỷ trọng thấp, nhu cầu thu hút và sử dụng lao động có tay nghề cịn nhỏ bé, chưa thơi thúc người lao động học tập nâng cao trình độ hướng đến lĩnh vực này. Do đó, q trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra khá chậm chạp ảnh hưởng đến quá trình phát triển NNL của huyện.

Kinh tế của huyện phần lớn phụ thuộc vào tự nhiên nên con người Kiên Hải có thói quen dựa vào sức mạnh cơ bắp và sản xuất bằng kinh nghiệm là chủ yếu, chưa nhận thấy được giá trị to lớn của tri thức khoa học và vai trị của trí tuệ trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật cho lực lượng lao động. Mặt khác, phần lớn đội ngũ cán bộ của huyện xuất phát từ nông dân, hạn chế về trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nhất là năng lực quản lý. Vì vậy, từ thực tiễn Kiên Hải đã rút ra bài học có ý nghĩa lớn lao là phải kiên quyết đầu tư để xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận mạnh và đồng bộ, tập trung khắc phục sự hụt hẫng lớn về cán bộ cơ sở, đồng thời có sự quan tâm hỗ trợ đào tạo cán bộ giỏi, sử dụng và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để cán bộ phát huy thế mạnh, có nhiều cống hiến và hồn thành nhiệm vụ, bởi vì “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc”.

Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị đặc biệt là các cơ quan tham mưu về NNL chưa sâu, từ đó lúng túng, chậm trong đề ra chủ trương, cụ thể hố và tổ chức thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng NNL của huyện.

Cơ chế, chính sách đối với đào tạo, bồi dưỡng NNL của tỉnh áp dụng trong địa bàn vừa qua còn nhiều bất cập, một số chính sách đã tõ ra khơng cịn phù hợp. Từ đó, chưa khơi dậy được tiềm năng, tạo ra động lực kích thích tính tích cực, năng động sáng tạo của NNL, cũng từ đó làm cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng NNL phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ở từng địa phương trong đó có Kiên Hải. Sự phối hợp giữa các ngành, các xã trong công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL chưa được thường xuyên, chưa rõ ràng và hiệu quả thấp.

Việc phát triển NNL từng lúc chưa được quan tâm đúng mức, công tác đào tạo NNL còn thiếu quy hoạch, chưa gắn kết chặc chẽ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa gắn đào tạo với sử dụng, tập trung nhiều đến việc đào tạo lực lượng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến thị trường lao động. Phân công, phân cấp về quản lý, đào tạo NNL còn bất cập. Trong công tác đào tạo cán bộ công chức cịn nặng về số lượng, ít chú ý mặt chất lượng, nên hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Hiện nay huyện đã tăng nhanh số lượng bằng cấp nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa được nâng lên ngang tầm. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều nhân lực có bằng cấp nhưng lại ít và thiếu người tài, người có năng lực thực sự phục vụ cho sự phát triển của Kiên Hải.

Sự phân bổ NNL giữa các ngành, lĩnh vực cịn chậm, từ đó có hiện tượng một lượng lao động dư thừa của ngành này, thiếu ngành khác, nên việc làm trái nghề không qua đào tạo lại làm hạn chế hiệu quả cơng tác, sản xuất, gây lãng phí ngân sách nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, đời sống người lao động còn chật vật, trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu ở huyện đảo rất cao so với dất liền; điều kiện, mơi trường làm việc cịn nhiều khó khăn, nên khơng ít

cán bộ, người lao động chưa an tâm với công việc, một số bỏ ngành nhề, chuyển cơng tác đến địa bàn khác có điều kiện và môi trường làm việc tốt hơn.

Đối với cộng đồng xã hội nhận thức về đào tạo lao động cịn hạn chế, bản thân một bộ phận cán bộ cơng chức và người lao động chưa nổ lực vươn lên để được đào tạo bồi dưỡng và tự đào tạo bồi dưỡng....

Tinh thần, trách nhiệm tính sáng tạo và việc chấp hành kỷ luật lao động trong một bộ phận người lao động còn nhiều hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 luận văn tập trung phân tích một số vấn đề về NNL trong kinh tế biển của Việt Nam, Kiên Giang, những nhân tố về kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, dân số, ảnh hưởng đến NNL và phát triển NNL của huyện Kiên Hải. Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ về thực trạng phát triển NNL về quy mô, cơ cấu, chất lượng, giáo dục - đào tạo; phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nêu lên được những vấn đề đặt ra hiện nay đối với NNL ở Kiên Hải. Đánh giá thực trạng tình hình NNL trong phát triển kinh tế biển ở huyện từ năm 2007 đến nay. NNL huyện Kiên Hải tồn tại và phát triển trên một vùng đất có nhiều khác biệt về vị trí địa lý, hồn cảnh kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội và những sắc thái riêng, song trong những năm gần đây Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phát triển NNL của huyện bằng nhiều giải pháp nhằm huy động các nguồn lực. Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo, hệ thống y tế hồn thiện hơn, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Tuy nhiên, thực trạng NNL và phát triển NNL của huyện Kiên Hải có quá nhiều bất cập, như: trình độ học vấn thấp, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học còn cao, một lực lượng lao động lớn chưa qua các lớp đào tạo nghề, cơ cấu NNL dần chuyển dịch theo hướng dịch vụ - cơng nghiệp - nơng nghiệp, nhưng chưa tương thích với

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc sử dụng NNL chưa hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước cần nâng cao hơn trình độ lý luận và trình độ chun mơn. Từ việc phân tích tình hình và đánh giá thực trạng NNL huyện Kiên Hải giúp cho các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ hơn về NNL của mình. Từ đó, có những định hướng cụ thể tác động hạn chế mặc tiêu cực, thúc đẩy NNL phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Đó cũng là cơ sở đưa ra những định hướng và giải pháp thiết thực ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 68 - 74)