Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho người lao động

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 90 - 93)

- Mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu thị

3.2.4. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho người lao động

và bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho người lao động

Để khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng con người phải có NNL có chất lượng trên các mặt văn hóa, xã hội, chun mơn, nghiệp vụ, tri thức khoa học. Trong tất cả các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao chất lượng NNL thì giáo dục và đào tạo là biện pháp có ý nghĩa hết sức quyết định. Công tác giáo dục đào tạo là cơ sở nền tảng của chiến lược đào tạo, phát triển NNL. Nghị quyết đại hội IX của Đảng khẳng định “phát triển giáo dục đào tạo là một trong

những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững”. Kiên Hải đang cùng cả nước thực hiện sự nghiệp

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tiếp cận với kinh tế tri thức thì trước tiên cần phải thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo của huyện trong mối quan hệ tổng thể và đồng bộ với phát triển kinh tế, với quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo; thực hiện cơng bằng xã hội; phát triển xã hội tồn diện.

Để nâng cao chất lượng NNL chúng ta phải thực hiện cả giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) và giáo dục nghề nghiệp.

- Giáo dục mầm non: mở rộng giáo dục mầm non trên địa bàn huyện.

Bảo đảm sự phát triển toàn diện và lành mạnh cho trẻ em cả về sức khỏe, trí tuệ, thể chất, tình cảm. Phối hợp chặc chẽ nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác chăm sóc ni dạy trẻ. Giảm tình trạng suy dinh dưỡng và kém phát triển ở trẻ em. Có chính sách đầu tư và đãi ngộ hợp lý giáo viên mầm non ở biển đảo. Thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình đổi mới, mở rộng quy mơ giáo dục lớp mẫu giáo (5 tuổi) để chuẩn bị Tiếng Việt và kỹ

năng hội nhập và văn hóa cho trẻ em khi bước vào lớp 1. Nâng cao tỷ lệ trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi (3-5 tuổi) được tới lớp.

- Giáo dục phổ thông:

+ Tạo điều kiện cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và những kỹ năng cơ bản đầu tiên để học tập suốt đời. Củng cố kết quả và cơng tác xóa mù chữ, đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tạo điều kiện đảm bảo nâng cao giáo dục tiểu học bền vững.

+ Giáo dục tồn diện cho việc học sinh phổ thơng cơ sở.

+ Cung cấp học vấn cho học sinh phổ thông trung học theo một chuẩn thống nhất; tạo điều kiện phân luồng học sinh theo hướng nghiệp tạo thuận lợi cho các em lựa chọn ngành nghề học sau khi tốt nghiệp.

Hàng năm duy trì chuẩn quốc gia phổ cập trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thông vào năm 2015.

+ Nâng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông lên 50%.

- Giáo dục nghề nghiệp: Phát triển các loại hình đào tạo nhằm đào tạo

đội ngũ nhân lực khoa học kỹ thuật, các nhà quản lý, kinh doanh, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật lành nghề... nhanh chóng phổ cập nghề, phổ cập tin học và thí điểm chọn xã Hòn Tre (trung tâm huyện) phổ cập ngoại ngữ cho thanh niên trong huyện.

+ Thành lập mới các trung tâm dạy nghề ở cấp huyện và trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã.

+ Phấn đấu đến năm 2015 huyện có ít nhất một trường chuẩn quốc gia cho mỗi cấp học.

- Chú trọng và mở rộng việc bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật kỹ năng

Với thực trạng NNL hiện nay của huyện phần lớn chưa qua đào tạo bồi dưỡng. Do vậy, việc đào tạo cơ bản tay nghề, chuyên môn kỹ thuật kỹ năng lao động cho họ là vấn đề hết sức cấp bách. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể đào tạo tồn bộ NNL ấy. Vì thế, bên cạnh những giải pháp đào tạo cơ bản, chúng ta phải tích cực bồi dưỡng chun mơn tay nghề, kỹ năng lao động cần thiết trước mắt cho đối tượng này bằng cách đào tạo linh hoạt, thích hợp thông qua các cơ sở đào tạo bồi dưỡng của huyện, thông qua các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, thơng qua các hình thức hội nghị tập huấn, mơ hình trình diễn, truyền nghề...

+ Sau khi thành lập, có thể giao cho Trường Dạy nghề của huyện hoặc các Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện hoặc Trung tâm học tập cộng đồng ở xã (nơi đủ năng lực) làm đầu mối giảng dạy, bồi dưỡng. Các cơ sở đào tạo này ngoài chức năng nhiệm vụ chính được giao thêm nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng chế biến thủy sản... cho bà con nông dân.

+ Chương trình bồi dưỡng; tập huấn là các kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư và các kiến thức bổ trợ khác, dưới sự chủ trì của các cơ sở đào tạo nói trên phối hợp với các cơ quan chuyên ngành soạn thảo cho phù hợp với đối tượng đào tạo.

+ Thời gian từ 5 ngày đến 1,2 tháng tùy theo chương trình.

+ Hình thức thì linh hoạt chủ yếu là tại tổ nhân dân tự quản, ấp, xã bằng hội nghị tập huấn, mơ hình trình diễn, truyền nghề...

+ Đối tượng: tồn thể bà con nơng dân, trước hết là tập huấn cho cán bộ khuyến nơng, khuyến lâm của huyện, xã sau đó số này sẽ về tổ chức lại cho nông dân tại từng địa bàn sinh sống.

Ngồi ra các cơ quan truyền thơng đại chúng như Đài truyền thanh, Trạm truyền thanh có thể dành mở chuyên mục “Bạn nhà nông” để phổ biến, cập nhật kiến thức, kỹ năng sản xuất cho bạn nghe đài.

Đây cũng là một trong những con đường cơ bản để tạo ra và phát huy năng lực nội sinh của tỉnh, nó trang bị những kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho người lao động, giúp cho họ có sự thích ứng trong lao động sản xuất khi họ bước vào đội ngũ lực lượng lao động xã hội.

Ngoài ra, phải đẩy mạnh triển khai các mơ hình dạy nghề cho lao động là bộ đội xuất ngũ, dạy nghề cho xuất khẩu lao động tại làng, xã để nhân rộng hoạt động dạy nghề trong khu vực.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 90 - 93)