Đổi mới và hồn thiện cơng tác quy hoach, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển của huyện

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 85 - 86)

- Mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu thị

3.2.2. Đổi mới và hồn thiện cơng tác quy hoach, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển của huyện

triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển của huyện

Đây là giải pháp không thể thiếu về trước mắt và lâu dài cho phát triển kinh tế biển nói chung và cho Kiên Hải nói riêng. Hiện nay vấn đề thiếu hụt NNL có chất lượng cao cho phát triển kinh tế biển đang là một thách thức lớn khi chúng ta đang định hình chiến lược kinh tế biển theo tư duy mới, thực hiện tổng thể ở ba phương diện: Khai thác vùng không gian biển, khai thác vùng bờ biển và phát triển các lĩnh vực hậu cần cho kinh tế biển và các khu vực kết nối.

Việc đầu tư cho công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL trong phát triển kinh tế biển cho công tác đào tạo nhân lực biển hiện cịn q ít. Hiện tại các trường chưa có chuyên ngành đào tạo riêng về quản lý biển và vùng bờ. Giữa các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp làm dịch vụ cơng về biển cịn thiếu phối hợp. Thêm nữa, nhiều ngành đào tạo liên quan tới môi trường biển, hệ sinh thái, địa chất, địa vật lý, khoáng sản biển, luật biển chưa có chương trình riêng. Với tình hình đầu tư và đào tạo nhân lực phục vụ kinh tế biển như hiện nay, việc tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế biển là rất khó. Do vậy, nếu khơng được báo động và hành động sớm chỉ tiêu "kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng

GDP của cả nước vào năm 2020" khó khả thi.

Ðể thực hiện Chiến lược biển và các quyết sách của Chính phủ, cơng tác đào tạo nhân lực phải đi trước và nâng cao chất lượng toàn diện. Ở tầm quốc gia, cần có sự đánh giá và dự báo đúng nhu cầu phát triển NNL của toàn

hệ thống quản lý Nhà nước về biển và hải đảo. Bao gồm cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, các chuyên gia và đội ngũ lao động chuyên ngành kỹ thuật thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực kinh tế biển. Trên cơ sở đó lập kế hoạch phát triển NNL trung hạn và dài hạn, cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo gắn với cơ chế cử tuyển để khuyến khích cán bộ khoa học và quản lý cơng tác tại các hải đảo, vùng ven biển. Khuyến khích việc xây dựng một số cơ sở đào tạo ngành, nghề về biển ở bậc đại học, cao đẳng và dạy nghề tại các thành phố ven biển nước ta. Đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng bảo tồn tính mạng cho người lao động trên biển, đảo và người dân vùng thường xuyên gặp thiên tai, sự cố môi trường…

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w