Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 37 - 40)

- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL cho phát triển kinh tế biển.

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN

Trước nhu cầu ngày càng tăng về tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm nảy sinh vấn đề cần được giải quyết là nhân cơng phải thích hợp với thị trường làm việc. Do đó, vấn đề cấp thiết là phải đào tạo NNL để đáp ứng yêu cầu này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực đào tạo, nhưng tình trạng thiếu hụt về nhân cơng có tay nghề vẫn theo chiều hướng gia tăng. Sự thiếu hụt nhân cơng có trình độ, trước hết là tình trạng yếu kém của hệ thống giáo dục bậc đại học. Những năm 80 của thế kỷ XX, ở Malaixia, nếu tỷ lệ nhập học bậc trung học là 72% thì tỷ lệ nhập học ở bậc đại học chỉ là 10%. Thái Lan chỉ đạt 33% ở bậc trung học và 19% ở bậc đại học, kém xa so với tỷ lệ này ở Hàn Quốc cùng thời điểm (38%). Nếu nghiên cứu cơ cấu ngành nghề đào tạo càng thấy sự bất cập so với nhu cầu của thị trường về nhân cơng có trình độ chun mơn kỹ thuật. Thái Lan, ngành văn học và sư phạm thu hút gần 2/3 số sinh viên, ngành luật 24%, trong khi các ngành có nhu cầu khá nhiều như chế tạo máy, cơ khí, nơng học thì chỉ có khoảng 2 - 2,3% số sinh viên theo học. Ở Malaixia, tỷ lệ sinh viên khối khoa học xã hội và nhân văn với sinh viên khối khoa học tự nhiên khá cân đối (53% và 47%). Ngược lại, số được đào tạo để cấp “Chứng chỉ” thì ưu thế nghiêng hẳn về các môn khoa học và kỹ thuật (15% và 85%) trước đây và (40% và 60%) của những năm đầu thế kỷ XXI.

Thực tế cho thấy ngân sách dành cho giáo dục ở Xingapo rất cao (đặc biệt còn cao hơn ngân sách dành cho quốc phòng) và tăng liên tục từ 15,7% năm 70 lên 22,9% năm 1992; ở Malaixia đạt mức cao và không thay đổi trong nhiều năm; ở Hàn Quốc tăng từ 15,8% năm 1970 lên 19,6% năm 1990; ở Thái Lan tăng liên tục từ 19,9% năm 1970 lên 21,1% năm 1992.

Xét chỉ tiêu tỷ lệ học sinh từ 20 - 24 vào đại học cho thấy Thái Lan là nước đạt mức cao. Tỷ lệ học sinh vào đại học của Thái Lan tăng từ 13% đến 16% trong cùng thời kỳ.

Ở Inđônêxia, giáo dục đại học bắt đầu từ những năm 40. Hiện nay, Inđơnêxia có hơn 250 trường đại học, khoảng 1/5 là trường đại học cơng, cịn lại là các trường đại học tư. Hệ thống giáo dục đại học của Inđônêxia chia thành hai loại: một là trường đại học tổng hợp thực hiện giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành: hai là các học viện đại học thống nhất nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học theo kiểu liên hợp ở một số ngành: khoa học, kỹ thuật nông nghiệp và sư phạm.

Những năm 80 cơ cấu đào tạo mất cân đối nghiêm trọng. Trong lĩnh vực kỹ thuật và ngành nơng nghiệp cịn thiếu kỹ sư. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đất nước, Chính phủ đã thành lập thêm 6 trường đại học nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành công nghiệp vật liệu, khoa học về biển, kỹ thuật vận tải biển, tự động hóa và tin học.

Luật pháp của Inđơnêxia quy định phải có một hệ thống quản lý, kiểm tra và phát triển, giáo dục đại học công và tư. Hệ thống các trường đại học đặt dưới sự kiểm tra của Nhà nước. Nếu trường đại học nào đó được hội đồng thanh tra Nhà nước đánh giá là tốt trong 3 năm liên tục thì Chính phủ sẽ hỗ trợ kinh phí.

Xingapo, có điểm xuất phát là một nước nghèo khổ và là thuộc địa của thực dân. Ngay sau ngày dành được độc lập, ông Lý Quang Diệu đã đề ra mục tiêu “Biến Xingapo thành một xã hội có học vấn cao, giáo dục chính là chìa

khóa để nâng cao đời sống và là động lực để phát triển”. Quan điểm về giáo dục đã được Chính phủ ủng hộ trên nhiều phương diện: ưu tiên ngân sách, trường học mở rộng cửa cho tất cả mọi người có điều kiện học tập, đào tạo tồn diện có kết hợp giữa văn hóa khoa học kỹ thuật với nền văn hóa truyền thống. Các trường đại học cơng do Nhà nước tài trợ kinh phí.

Sự phát triển kinh tế địi hỏi Xingapo phải mau chóng có đội ngũ các nhà khoa học và lực lượng lao động có trình độ chun mơn cao. Vì vậy, Xingapo có hệ thống các trường đại học phân bố trong cả nước. Tuy là một nước nhỏ, ít dân nhưng Xingapo có mạng lưới dày đặc các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu. Trong số đó có trường đại học tổng hợp rất nổi tiếng với 52 ngành, đại học kỹ thuật Nanyang, học viện sư phạm quốc gia và viện nghiên cứu Đông Nam Á - thành lập từ năm 1968 và là một cơ quan nghiên cứu rất đáng chú ý.

Ở Thái Lan, giáo dục đại học đã phát triển mạnh từ những năm 60: trong thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1970 mỗi năm thêm một trường đại học mới. Giáo dục đại học trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Năm 1969 Luật đại học được ban hành và cho phép thành lập các trường đại học tư.

Hệ thống giáo dục đại học của Thái Lan bao gồm:

- Các viện đại học, các trường đại học công, các trường đại học tư. - Các trường cao đẳng và trường dạy nghề.

- Học viện công nghệ châu Á có Hiến chương riêng nhưng do Thái Lan tài trợ kinh phí.

- Các viện đại học mở, nhằm tạo mọi cơ hội cho bất cư ai có nhu cầu và điều kiện học tập trong một thời gian hoặc nhu cầu học tập suốt đời.

Nét nổi bật của giáo dục đại học ở Thái Lan là đại học tư phát triển mạnh. Bộ Đại học là cơ quan điều phối các hoạt động của các trường đại học

tư, trình lên Chính phủ những kiến nghị thông qua thư ký hội đồng trường đại học tư. Thường các thư ký hội đồng là người của Bộ Đại học.

Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học, các chính sách ở tầm vĩ mơ đã được chỉ đạo chặt chẽ trên hai mặt: thứ nhất, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục và đào tạo nghề; thứ hai, là phát triển nghiên cứu khoa học để làm cơ sở vững chắc cho các công nghệ nổi trội, thu hút được lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chính nhờ sự can thiệp mạnh mẽ đó của Nhà nước mà trong hơn hai thập kỷ qua, Thái Lan và Malaixia có nhiều tiến bộ quan trọng trong phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn gặp những khó khăn nhất định, một trong những khó khăn cơ bản là khu vực tư nhân ít tham gia vào các đầu tư này, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu về phát triển các chiến lược thương mại ngắn hạn để mở rộng thị trường hơn là đầu tư vào nghiên cứu để có cơng nghệ mới. Trong điều kiện đó, cùng với vốn đầu tư trong nước còn thiếu, giải pháp chủ yếu cho các vấn đề này của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là dựa vào sự hợp tác quốc tế rộng rãi trong khuôn khổ viện trợ đa phương, song phương cũng như với các tập đoàn lớn.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ở huyện kiên hải, tỉnh kiên giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w