- Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL cho phát triển kinh tế biển.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Kiên Hải là 1 trong 2 huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, 1 trong 11 huyện đảo của cả nước, huyện được Nhà nước quyết định thành lập vào ngày 12-04- 1983. Huyện Kiên Hải nằm phía tây của tỉnh Kiên Giang, có toạ độ địa lý 104025-104040 kinh độ đơng và 9037 đến 9050 vĩ độ bắc cách trung tâm thành phố Rạch Giá về hướng đông từ 28 đến 100km đường biển (xã Hòn Tre cách Rạch Giá 28 km, xã An Sơn xa nhất cách Rạch Giá 100 km) huyện có 23 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Nam Du (gồm 02 xã An Sơn và Nam Du) có 21 đảo. Nhìn trên bản đồ, quần đảo Nam Du, Hịn Sơn, Hòn Tre và thành phố Rạch Giá gần như nằm trên một đường thẳng.
Đường biển từ Kiên Hải đến các huyện thị ven biển của tỉnh Kiên Giang nước rất nông, nơi sâu nhất khơng q 50m. Huyện Kiên Hải có địa hình là biển đảo, tồn bộ đảo là núi đảo, trong đó có trên 70% là đá gốc, đá lộ, đá nổi có xuất xứ từ phún xuất Macma, chỉ một phần nhỏ là đá trầm tích, đá vơi khơng có phù sa, lớp thổ bì rất mỏng. Đây là hệ quả của một q trình biển tiến vào lục địa sau đó lùi đột ngột, tạo lập vùng nông và những núi đảo. Núi đảo Kiên Hải có địa hình cao nhất là 450m (ở Lại Sơn) cịn lại có địa hình cao trung bình so với mặt biển từ 100-300m. Huyện Kiên Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc tính chung của khu vực Tây Nam Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa khơ và mùa mưa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân từ 24,4oC đến 31,10C, nhiệt độ cao nhất 37,80C, nhiệt độ thấp nhất 11,80C.
Huyện Kiên Hải chịu ảnh hưởng của gió mùa vào mùa khơ, hướng gió chủ yếu là Bắc hoặc Đơng, Bắc Đơng Bắc và Đơng. Về giơng, đạt trung bình năm từ 25-30 ngày. Giơng thường kèm theo mưa rào và gió mạnh, đơi khi có kèm theo mưa đá rất nguy hiểm cho người, nhà cửa và tàu thuyền đánh cá xa bờ. Biển Kiên Hải cạn, nên sóng biển chủ yếu là sóng gió, các sóng có hướng Tây Nam - Tây Bắc ngồi khơi, chỉ xuất hiện vào mùa mưa gây ảnh hưởng trực tiếp đến bờ biển. Thơng thường độ cao của sóng biển ngồi khơi chỉ đạt trung bình 1-2m nhưng khi có gió mạnh sóng ngồi khơi có thể đạt 4m. Vùng biển Kiên Hải ít xảy ra bảo tố và áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vài năm 1 lần xuất hiện các cơn gió giặt và lốc xốy khá nguy hiểm ở vùng biển này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh bắt, vận chuyển trên biển và sinh hoạt trên các đảo.
Khí hậu, thời tiết ở huyện Kiên Hải có những thuận lợi cơ bản rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng và vật ni sinh trưởng.
Kiên Hải có hệ thống giao thông đặc thù tại 4 đảo lớn của 4 xã được đầu tư làm đường bêtông quanh đảo, đường biển là phương tiện giao thơng chính nối huyện đảo với đất liền và liên xã trong huyện. Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư tàu cao tốc có cơng suất nhỏ và vừa đi đến các xã đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đi lại của người dân trên đảo. Hai trong 4 xã là Hịn Tre và An Sơn có cầu cảng được xây dựng với quy mơ vừa đủ để các tàu đánh cá với công suất nhỏ vào neo đậu vận chuyển hàng hoá... 2 xã Nam Du và Lại Sơn mới được đầu tư cầu tàu, vì thế thời gian qua rất hạn chế trong dịch vụ, hoạt động ngư nghiệp cũng như vận tải biển. Bên cạnh đó nhiều hịn khơ, rạng đá gây khó khăn lớn cho giao thơng trên vùng vịnh.
Huyện Kiên Hải có diện tích đất tự nhiên là 2.785ha chủ yếu là núi đá đang trong tình trạng phong hố và xói mịn mạnh tạo ra nhiều hang hốc trong lớp đá granit, lớp vật chất rửa chôi xuống thềm đảo khá phổ biến. Đất nông nghiệp tồn huyện có 221ha, chiếm 7,93% đất tự nhiên.
Hải sản trong vùng biển Kiên Hải, nhất là ven các đảo có trữ lượng rất lớn, chủng loại rất phong phú được xác định 273 loài, 139 giống thuộc 71 họ; 23 lồi tơm; 23 lồi mực. Biển Kiên Hải có nhiều bãi cá lớn như bãi cá Tây Nam ở ngoài biển khơi thuộc vùng biển Kiên Hải, từ quần đảo Nam Du kéo dài đến vùng biển Cà Mau, có diện tích 1025km2, trữ lượng ước tính 54.970 tấn.
Biển Kiên Hải có nhiều loại rong, các loại rong có giá trị kinh tế cao thuộc hai ngành đỏ (Rhodophyta) và rong nâu (Phacophyta). Rong biển có nhiều loại cơng dụng như làm thức ăn cho người ở dạng tươi hoặc khô, dùng làm dược liệu trong y tế, làm thức ăn gia súc... cũng tại khu vực này có nhiều loại tảo, các lồi trai q có khả năng tạo ngọc như trai nuôi vàng, điệp.
Nước ngọt của huyện Kiên hải chủ yếu là nước mưa với lượng mưa hàng năm 2800mm. Vào mùa mưa, nước ngọt được trữ trong các hồ, ao để phục vụ trong sinh hoạt và một phần sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngọt trên các đảo, kể cả nước mưa đang bị cạn kiệt. Nước chảy trên mặt khe, rãnh chỉ xuất hiện trong mùa mưa và sớm khô cạn khi cơn mưa ngừng.
Nước biển có độ mặn trung bình 31g/l. Độ mặn hai mùa ổn định trên 30g/l, chất lượng nước rất tốt, độ trong cao (5,9m vào mùa mưa và 5,5m vào mùa khơ). PH có tính kiềm (PH-8,0 mùa khơ, 8,2 mùa mưa). Oxy hố tan đạt 5,1g/l vào mùa khô và giảm xuống 4,6g/l vào mùa mưa. Đạm đạt 0.31g/l vào mùa khơ, giảm cịn 0,16g/l vào mùa mưa.
Nhìn chung, chất lượng nước vùng biển Kiên Hải rất tốt, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản trên biển như nuôi trai lấy ngọc, cá lồng, ốc hương, bào ngư, trồng rong biển... Độ PH, độ mặn khá ổn định và thích hợp cho sự phát triển của các loài thuỷ sản.