Tác đợng của q trình đơ thị hóa

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (Trang 32 - 34)

 Tác động của đơ thị hóa đến việc làm

- Đô thị hóa tạo ra nhiều việc làm mới

+ Đô thị hóa tạo ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Để tiến hành đoo thị hóa đòi hỏi phải thúc đẩy xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật với việc hình thành các khu cơng nghiệp, khu du lịch, thương mại, khu đô thị mới ngày càng hiện

đại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại sẽ kích thích gia tăng sự hội tụ các nguồn đầu tư cho sản xuất thúc đẩy các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp diễn ra ngày càng sôi động, đa dạng hóa và phát triển các nghành nghề công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ…đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa từ đó tạo nhiều việc làm mới trong công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.

+ Đô thị hóa tạo nhiều việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức. Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống cua dân cư đô thị làm nảy sinh các nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng được các đòi hỏi sản xuất và dịch vụ phải được mở rộng kéo theo sự phát triển đa dạng các nghành nghề, tạo nhiều việc làm mới. Trong đó đáng chú ý là sự hình thành và phát triển mợt cách tự phát khu vực kinh tế không chính thức với những hoạt động kinh tế quy mô nhỏ, không đăng ký, không đòi hỏi trình đợ chun mơn kỹ tḥt như bán hàng rong, các dịch vụ, buôn bán nhỏ tại nhà, trên vỉa hè, giúp việc gia đình, lao đợng tự do…sự phát triển các khu vực kinh tế không chính thức tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động không nhỏ, không có tay nghề, lao động nhập cư, lao động nông nghiệp thuộc diện thu hồi đất sản xuất, lao động dôi dư do sắp xếp lại các đơn vi kinh tế.

+ Đô thị hóa làm tăng việc làm tạm do quy hoạch mở rộng không gian đô thị, cải tạo, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Để tiến hành đô thị hóa đòi hỏi quy hoạch mở rộng không gian đô thị, cải tạo, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Theo đó, nhiều việc làm tạm thời trong lĩnh vực và dịch vụ nhỏ được tạo ra như phụ hồ, công nhân cầu đường, xe thồ,…với sự xuất hiện cua những việc làm tạm thời này sẽ góp phần giải quyết việc làm cho những lao đợng chân tay, khơng có trình đợ chun môn kỹ thuật. Ngoài ra đô thị hóa còn thúc đẩy thực hiện các chương trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở khu vực nông thôn đặc biệt là sự phát triển công nghiệp chế biến và đa dạng hóa các

ngành nghề tiểu thu công nghiệp. Từ đó, thu hút một bộ phận lao động nông nhàn, lao động dư thừa từ nông nghiệp (do không còn đất nông nghiệp để sản xuất) vào làm việc và tăng thời gian làm việc ở khu vực nông thôn.

- Đô thị hóa tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp từ khu vực nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp.

- Đô thị hóa làm giảm việc làm cua lao động nông nghiệp.

- Đô thị hóa làm giảm diện tích đất nông nghiệp và do đó giảm việc làm cua lao động nông nghiệp

- Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu việc làm:

Trong quá trình đơ thị hóa do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa vào nông nghiệp là chu yếu sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ mà cơ cấu việc thay đổi mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế đô thị, cơ cấu việc làm thay đổi theo các xu hướng khách quan sau:

+ Tăng việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tăng việc làm đòi hỏi trình đợ lao đợng cao, giảm việc làm đòi hỏi trình đợ lao đợng thấp, nhất là lao đợng phổ thông.

+ Tăng việc làm có năng suất, thu nhập cao, giảm việc làm có năng suất, thu nhập thấp.

- Đô thị hóa làm tăng khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm

cua người lao đợng

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (Trang 32 - 34)