- Tạo việc làm cho người lao động 4000 lao động
2.1.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động
Vũng Liêm là huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm nông nghiệp và an ninh lương thực cua cả nước. Vũng Liêm nằm giữa vùng ảnh hưởng cua hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, là huyện có mật độ dân số cao nhất tỉnh, với 85% sống ở nông thôn và chu yếu làm nông nghiệp. Nông nghiệp tạo ra hơn 1/2 GDP và chiếm gần 90% giá trị xuất khẩu, cho nên nông nghiệp ln đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cua hụn.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI cua Đảng khẳng định: Trên cơ sở phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động; tạo điều kiện giải quyết càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế. Đẩy mạnh và chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng cua nông nghiệp,nông dân, nông thôn, Đảng bộ huyện Vũng Liêm xác định: Vũng Liêm phải xuất phát từ nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và chu trương phải tập trung chuyển đổi nhanh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với việc làm cho người lao động là nhiệm vụ cấp bách.
Thực hiện chu trương trên, trong 3 năm qua Đảng bộ huyện đã triển khai thực hiện nhiều các chương trình, đề án phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, như: Chương trình mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm, nước sạch, nhà ở, thuy lợi), chương trình giớng nơng nghiệp - thuy sản, chương trình phát triển khu, cụm, tún cơng nghiệp, tiểu, thu cơng nghiệp, chương trình đào tạo ng̀n nhân lực, đề án hỗ trợ lãi suất mua máy phục vụ nông nghiệp... và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Kinh tế cua huyện tiếp tục phát triển đồng bộ trên cả 03 khu vực: nông nghiệp - thuy sản, công nghiệp - tiểu thu công nghiệp và thương mại - dịch vụ, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn nhiệm kỳ 2001-2005,thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tăng gắp 2,73 lần so năm 2005,huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện tăng 3 lần so nhiệm kỳ trước. Sản
xuất nông nghiệp - thuy sản phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, chuyển đổi cây trồng - vật nuôi. Giá trị sản xuất nơng nghiệp - thuy sản tăng bình qn 5,85%/năm, giá trị trên một ha đất nông nghiệp đến 2010 đạt 85 triệu đồng, so nghị quyết đạt 184%, so năm 2005 tăng 2,42 lần; cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch, tỷ trọng trồng trọt 69%, chăn nuôi 27%, dịch vụ nông nghiệp 4%.
Công nghiệp - tiểu thu công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất bình quân 66%, các ngành nghề thu công mỹ nghệ phát triển mạnh thu hút hàng ngàn lao động nhàn rỗi ở địa phương, hiện huyện có 04 làng nghề se, trồng và chế biến cây lác, huyện đang hình thành 02 cụm cơng nghiệp ở Phước Trường - Phước Thọ (xã Quới An) và 03 xí nghiệp may hàng xuất khẩu, một cơ sở thu mua - sơ chế ca cao xuất khẩu, huyện có 08 cơ sở đóng mới và sửa chữa xà lan.
Thương mại - dịch vụ phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn,tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ và tiêu dùng xã hội tăng bình quân 24,11% /năm, đầu tư phát triển cợ nơng thơn gắn với quá trình xây dựng nơng thơn mới, huyện có làng nghề kinh doanh trâu - bò cung cấp cho nhiều nơi trong, ngoài huyện.
Phát triển nâng chất lượng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng mới và triển khai quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, quy hoạch chi tiết trung tâm xã, thị trấn, khu hành chính, 02 khu tái định cư, 03 cụm - tuyến dân cư, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cua huyện và quy hoạch sử dụng đất, kết cấu hạ tầng điện, nước, thông tin liên lạc được đầu tư nâng cấp, nâng hộ sử dụng điện đạt 99,2%, tỷ lệ sử dụng nước sạch phổ thông đạt 97%, trong đó có 60% hộ sử dụng nước máy, mạng lưới viễn thông phát triển mạnh, tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 12,5 máy /100 dân.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân, cá thể trong lĩnh vực công thương nghiệp - dịch vụ tiếp tục phát triển huyện có 80 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã và 8.889 cơ sở sản xuất -
kinh doanh cá thể, lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác có 24 hợp xã (có 7 hợp xã trong lĩnh nông nghiệp), có 79 trang trại hoạt động trong các lĩnh vực.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, Vũng Liêm vẫn gặp phải một số trở ngại, khó khăn nhất định như: Sản xuất nông nghiệp tuy tăng trưởng khá nhưng chưa thật sự bền vững, luôn phải đối mặt với nhiều rui ro về thiên tai, dịch bệnh; sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng hảng hóa nông sản kém sức cạnh tranh nên tiêu thụ còn hạn chế, nhất là lúa và trái cây... Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, trồng trọt còn chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) và cây lúa đang có xu hướng mở rộng, nhưng giá trị còn thấp; chăn nuôi tuy phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn; ngành thuy sản có sự phát triển đột phá nhưng chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng; công nghiệp và dịch vụ nông thôn chậm phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các hình thức tở chức sản x́t chậm được đởi mới; trình đợ dân trí, thu nhập và đời sớng người dân ở nơng thơn nhìn chung còn thấp và khó khăn; môi trường sinh thái ở vùng nông thôn có biểu hiện suy giảm...