- Tạo việc làm cho người lao động 4000 lao động
2.1.6.1. Quan niệm về đô thị hóa
Có nhiều cách hiểu khác nhau về đô thị hóa. Theo cách tiếp cận cua nhân khẩu học về địa lý kinh tế thì đơ thị hóa chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị. Đó là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đơ thị trong tởng dân cư cua một quốc gia. Theo cách tiếp cận này thì chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm dân sớ đơ thị trên tổng số dân dường như là chỉ tiêu duy nhất đo lường mức đợ đơ thị hóa. Vì thế nó khơng giải thích được tầm quan trọng và vai trò cua đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại.
Theo cách tiếp cận xã hội học, đô thị hóa được hiểu rộng hơn, đó là quá trình tở chức lại mơi trường cư trú cua nhân loại, là sự thay đổi những phương thức hay hình thức cư trú cua nhân loại. Theo cách hiểu này đô thị hóa không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, tiến hành các hoạt động kinh tế mà còn là sự thay đổi lớn trong tất cả các lĩnh vực cua đời sống xã hội và cá nhân trong đó các quan hệ xã hợi các mơ hình hành vi và ứng xử tương ứng với điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.
Theo quan điểm mợt vùng, đơ thị hóa là quá trình hình thành phát triển các hình thức và điều kiện sớng theo kiểu đơ thị.
Theo quan điểm nền kinh tế quốc dân, đô thị hóa là quá trình biến đởi về sự phân bớ các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải là đô thị thành đô thị. Ngày nay khi mà đô thị hóa luôn gắn liền với công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ và phở biến trên thế giới thì cách hiểu về đơ thị hóa cũng có sự thay đổi, cách hiểu được nhiều người tiếp cận thì đơ thị hóa là quá trình mang tính quy luật gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội từ nông nghiệp, nông dân, nông thôn sang công nghiệp - thị dân - đô thị …