Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (Trang 69 - 73)

- Tạo việc làm cho người lao động 4000 lao động

2.3.1. Những kết quả đạt được

Được sự quan tâm chỉ đạo Huyện uy, sự hỗ trợ ngành chức năng tỉnh, sự phối kết giữa ban, ngành huyện, nên đề án dạy nghề cho lao động nông thôn được triển khai sớm từ huyện đến xã, thị trấn, và ra toàn thể nhân dân trong huyện.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: Đan, may cơng nghiệp, sinh vật cảnh, kỹ thuật nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm, sửa xe, tin học văn phòng, nữ công gia chánh … đã huy động nhiều tầng lớp nhân dân và người lao động tham gia.

Công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm phát triển mạnh mẽ góp phần rất lớn cho công tác giảm nghèo huyện nhà.

Phối hợp được nhiều doanh nghiệp vừa cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và tuyển dụng lao động.

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được quan tâm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến quần chúng nhân dân và người lao đợng bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, đã góp phần giúp nhân dân và người lao động nâng cao hơn về nhận thức, nắm bắt chu trương, chính sách cua Đảng và Nhà nước về dạy nghề và giải quyết việc làm, từ đó ngày càng thu hút được nhiều đối tượng lao động nông thôn tham gia học nghề theo chính sách cua Đề án.

Đã thu hút các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; tăng cường thực hiện dạy nghề theo đặt hàng, dạy nghề gắn liền với giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Việc xuất khẩu lao động đã góp phần rất lớn cho các hợ gia đình có con em tham gia vươn lên khá giàu.

Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho việc dạy nghề tại địa phương.

Đối với địa phương đào tạo nghề đúng theo yêu cầu và nguyện vọng cua nhân dân, sau đào tạo đảm bảo giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm tại địa phương cho 4.258 lao động, tập trung chu yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, từ đó góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người lao động; giới thiệu, giải quyết việc làm ngoài huyện: 1.368 lao động, so kế hoạch năm 2008 (2.000 lao động) đạt 68,40%, so mục tiêu 3 năm 2008 - 2010 (6.000 lao động) đạt 22,80%.

Đã huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư với tổng số tiền là 99.477 triệu đồng, so kế hoạch năm 2008 (103.253 triệu đồng) đạt 96,34%, so mục tiêu 3 năm 2008 - 2010 (286.863 triệu đồng) đạt 34,68%, trong đó:

Vốn có nguồn gốc từ ngân sách 61.054 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 61,37% tổng vốn huy động (gồm vốn xây dựng cơ bản 11.176 triệu đờng, vớn sự

nghiệp giáo dục và chương trình mục tiêu là 3.584 triệu đồng, vốn quỹ quốc gia hỗ trợ và giải quyết việc làm 4.525 triệu đồng, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội 41.769 triệu đồng).

Vốn huy động từ các nguồn khác 38.423 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 38,63% tổng vốn huy động (gồm vốn vay các đoàn thể 10.400 triệu đồng, vốn tài trợ cua các tổ chức, cá nhân 3.463 triệu đờng, vớn tự có cua hợ gia đình, người lao đợng 24.560 triệu đồng).

Dân số 15 tuổi trở lên có 144.639 người, chiếm 80,74% tổng dân số, được phân bổ như sau:

+ Dân số trong độ tuổi lao động là 121.459 người, chiếm 67,77%.

+ Dân số tham gia hoạt động kinh tế (gồm những người 15 tuổi trở lên đu việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp) có 104.694 người, chiếm 58,41%. Trong đó khu vực thành thị có 4.709 người, chiếm 4,5% và khu vực nông thôn có 99.985 người, chiếm 95,50% trên dân số hoạt động kinh tế (104.694 người).

+ Dân số không hoạt động kinh tế (gồm những người 15 tuổi trở lên đang đi học, nội trợ, già cả, ốm đau, tàn tật và không có nhu cầu làm việc) có 39.945 người, chiếm 22,3 %. Trong đó khu vực thành thị có 2.019 người, chiếm 5,1% và khu vực nông thôn có 37.926 người, chiếm 94,95% trên dân số không hoạt động kinh tế ( 39.945 người) .

Trong tổng số hoạt động kinh tế, dân số có việc làm chiếm 98,38% hay 103.008 người (đu việc làm và thiếu việc làm); dân số không có việc làm (thất nghiệp) chiếm 1,61% hay 1.686 người, trong đó khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp là 2,61% và khu vực nông thôn tỷ lệ thất nghiệp là 1,56 % trên dân số không có việc làm.

Trong tổng dân số có việc làm, dân số có đu việc làm chiếm 92,06% (hay 94.839 người), dân số thiếu việc làm chiếm 7,94% (hay 8.169 người) (tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị: 3,65%, khu vực nông thôn: 14,41%). Nguyên nhân chính thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là do đại đa số người

dân khu vực này có nguồn thu chính dựa vào sản xuất nông nghiệp, đặc điểm sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ. Mặt khác, diện tích đất canh tác bình qn 1 lao đợng ngày càng giảm, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp ngày càng cao, hơn nữa do ảnh hưởng đô thị hóa nên diện tích đất canh tác ngày càng giảm gây ra tình trạng dơi dự lao đợng, nên nhu cầu việc làm ngày càng nhiều.

Sức hút từ các khu công nghiệp, đô thị đã thu hút thanh niên từ nông thôn chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp, thương mại và đô thị, lao động ở lại nông thôn phần lớn là những người lớn t̉i, khơng được đào tạo. Vì vậy, chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn là hướng đi đúng đắn trong điều kiện đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp truyền thống đã đạt đến sự ổn định, thu nhập từ nông nghiệp không đu để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cua người dân.

Nhìn vào bảng tởng hợp tình hình lao đợng việc làm từ năm 2007 cua huyện Vũng Liêm ta thấy rằng người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên, trong tuần nghiên cứu không có việc làm, họ sẵn sàng làm việc và có những bước đi tìm việc cụ thể ở các cơ sở sản xuất nông lâm nghư nghiệp; các cơ sở kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngành nghề phi nông - lâm - ngư nghiệp.

Nguyên nhân trực tiếp cua thất nghiệp và thiếu việc làm là hiện tượng mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Trong cuộc điều tra này, thiếu việc làm là những người 15 tuổi trở lên có việc làm, nhưng trong tuần nghiên cứu thời gian làm việc cua họ dưới 35 giờ và họ đang tìm hoặc có nhu việc làm thêm, muốn làm thêm giờ hoặc muốn thay đổi nghề nghiệp.

Tình trạng thiếu việc làm chu yếu xảy ra ở khu vực nông thôn. Hiện nay, toàn huyện có 25.230 ha đất nông nghiệp và 2.431,71 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, theo tính toán trong khu vực I chỉ cần sử dụng lao động.

Như vậy, khu vực I (nông, lâm, thuy sản) 77.759 người, tỷ lệ:75,48% hiện nay lao động đang làm việc trong khu vực I, đây chính là số lao động thường xuyên thiếu việc làm và thất nghiệp trong khu vực nông thôn cua huyện.

Nguyên nhân cụ thể thiếu việc làm ở khu vực nông thôn huyện Vũng Liêm là do, diện tích đất canh tác bình quân 1 lao động ngày càng giảm, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông thơn nơng nghiệp ngày càng cao, trình đợ tay nghề người lao đợng trong khu vực này rất ́u kém, phát sinh tình trạng dơi dư lao động, nên nhu cầu việc làm ngày càng nhiều, nhất là vào lúc thời vụ nông nhàn. Nảy sinh hiện tượng lao động khu vực nông thôn di chuyển lên thành thị, các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh tìm kiếm việc làm cải thiện c̣c sớng... nên phát sinh hiện tượng một số địa phương thiếu hụt lao động cục bộ vào mùa thu hoạch (nhất là mùa thu hoạch lúa, khoai lang, cây lát...).

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w