Nhiệm vụ và giải pháp

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (Trang 89 - 99)

- Tạo việc làm cho người lao động 4000 lao động

3.2.4.2. Nhiệm vụ và giải pháp

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đối với cơng tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm.

- Điều chỉnh, bổ sung công tác quy hoạch, thực hiện tốt công tác đào tạo và sử dụng cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, trước mắt đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có để đảm bảo theo tiêu chuẩn chức danh nhằm chuẩn hoá lại đội ngũ cán bộ, đào tạo về văn hoá, chun mơn, chính trị, nâng trình đợ ngoại ngữ, tin học để nâng cao hiệu quả trong cơng việc và làm cơ sở cho đào tạo trình đợ cao hơn. Đờng thời có kế hoạch đào tạo cán bộ chiến lược cho nhiệm kỳ 2010 - 2015 và giai đoạn tiếp theo, chọn con em gia đình trùn thớng cách mạng, có công với nước, những học sinh - sinh viên hiếu học, học giỏi, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt để quy hoạch cán bộ dự nguồn.

- Hàng năm dành một khoản ngân sách hợp lý để đầu tư thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề và giải quyết việc làm, ưu tiên các nguồn lực đầu tư tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hoá, các xã - thị trấn cùng với huyện có trách nhiệm bố trí và quy hoạch quỹ đất cho các trường học phù hợp với các tiêu chí quy định cua từng loại trường, ngành giáo dục - đào tạo có trách nhiệm bố trí, điều động đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý để phát triển giáo dục - đào tạo theo quy hoạch, theo nhu cầu ngành nghề cua địa phương.

- Tăng cường hơn nữa công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để các em lựa chọn ngành nghề đúng với năng khiếu và khả năng học tập cua mình, nhằm nâng lên số lượng học sinh đăng ký vào học các trường trung cấp và học nghề.

- Thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí cho con em gia đình chính sách, bợ đợi x́t ngũ, gia đình nghèo, con em dân tợc Khmer, thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đãi ngộ và thu hút nhân tài.

Công tác tuyên truyền.

Tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ và quần chúng để mọi người tham gia phát triển giáo dục - đào tạo và làm thay đổi căn bản tập quán, nếp sống, cách nghĩ; thấy việc học là trách nhiệm, nghĩa vụ, là quyền lợi; coi giáo dục - đào tạo là động lực để phát triển là trách nhiệm cua cá nhân, tổ chức và địa phương, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mở cuộc vận động sâu rộng nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức xã hội về việc học tập cua mỗi cá nhân và việc đảm bảo quyền học tập cho trẻ em cua các bậc cha mẹ và người lớn t̉i, làm cho mỗi gia đình, mỗi người dân, mỗi cơ quan, cấp uy đảng, chính quyền, đoàn thể và tổ chức quần chúng xã hội trong huyện nhận thức một cách đầy đu về ý nghĩa quan trọng cua giáo dục và đào tạo trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện sống và bảo đảm công bằng xã hội, xây dựng một xã hội học tập.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để làm chuyển biến nhận thức cua người lao động, cua toàn xã hội về giá trị cua lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển, nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa... Mở rộng hoạt động định hướng nghề nghiệp cho lực lượng lao động trẻ, học sinh phổ thơng, thực hiện rợng rãi từ trong gia đình, nhà trường, đến các tở chức đoàn thể, xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân... giúp họ nâng cao hiểu biết, nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng cua các bậc đào tạo và

biết cách chọn nghề nghiệp, bậc học phù hợp với sở trường, năng lực, điều kiện cua bản thân mình.

Tun trùn, phở biến chu trương, chính sách phát triển dạy nghề, xã hội hóa dạy nghề, công tác giải quyết việc làm đến các cấp uy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, huyện, xã, thị trấn, các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề công lập, ngoài công lập và toàn xã hội để có sự nhận thức đúng đắn, đầy đu, từ đó thu hút ngày càng nhiều lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp dạy nghề.

- Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật các nhà trường, phát triển mạng lưới trường học và cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả cua giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Đối với giáo dục phổ thông: Cung cố và hoàn thiện mạng lưới trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phở thơng, tiếp tục thực hiện chương trình kiên cớ hoá trường lớp học, khắc phục về cơ bản tình trạng phòng học tạm thời, xuống cấp, triển khai thực hiện Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng nhà vệ sinh trong trường học. Phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 50% trường đạt chuẩn quốc gia, tất cả các trường đều có thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh. Nâng chất lượng phổ cập trung tâm học cộng đồng và phổ cập trung học cơ sở, tăng cường chỉ đạo công tác phổ cập trung học phổ thông, phấn đấu đến năm 2010 có 25% xã - thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông.

Đối với giáo dục nghề nghiệp.

+ Đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng mới trung tâm giáo dục thường xuyên, huyện đầu tư sửa chữa nâng cấp trung tâm bồi dưỡng chính trị, nâng cao chất lượng hoạt động cua Trung tâm bồi dưỡng Chính trị, Trung tâm giáo dục thường xuyên, đẩy mạnh phong trào phổ cập giáo dục cho toàn dân, tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở…

xây dựng xã hội học tập, không ngừng nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực cho huyện.

Cung cố nâng chất lượng hoạt động các trung tâm học cộng đồng, đẩy mạnh liên kết giữa trung tâm giáo dục thường xuyên với trung tâm dạy nghề cùng với trung tâm học cộng đồng tăng cường công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động khu vực nông thôn.

+ Về dạy nghề: Từ nay đến năm 2015 tiếp tục tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên cho trung tâm dạy nghề giới thiệu - việc làm cua huyện, đổi mới phương pháp nội dung và nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng cường liên kết với trường trung cấp nghề cua tỉnh, hoặc các trường cao đẳng, đại học mở lớp đào tạo nghề trình đợ 3 năm, huy động các nguồn lực từ các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân để phát triển dạy nghề; tăng đầu tư cho trang thiết bị dạy nghề. Bổ sung và đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề đu chuẩn. Thực hiện dạy nghề cho người lao đợng với nhiều loại hình, hình thức đa dạng, phong phú; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Tổ chức tốt dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số và các đối tượng lao động đặc thù khác. Chú trọng đào tạo các ngành nghề sản xuất hàng hóa xuất khẩu ở nông thôn như các sản phẩm từ nông nghiệp, thu công mỹ nghệ... Tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản, kỹ thuật tiên tiến, khôi phục mở rộng nghề truyền thống, tạo thêm việc làm, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế.

Nâng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40/CT/TW cua Ban Bí thư Trung ương về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và triển khai quán triệt, thực hiện luật giáo dục sửa đổi. Nâng cao hơn nữa chất lượng đởi mới chương trình, nợi dung và phương pháp giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng

công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cung cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác kết nạp đảng viên theo tinh thần chỉ thị 34 cua Bộ chính trị.

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tăng cường công tác bồi dưỡng, tự học tập nâng cao trình đợ đợi ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đu về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn về chất lượng và trình đợ chun mơn, nghiệp vụ.

Về giải quyết việc làm.

- Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế địa phương giải quyết việc làm tại chỗ bình qn hàng năm 2.000 lao đợng.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững, chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, phấn đấuđến năm 2015 giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp còn 55%, đảm bảo việc làm cho 68.460 lao động.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thu công nghiệp: khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, thu hút thêm lao động. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các ngành nghề đầu tư ít vốn, sử dụng nhiều lao động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; duy trì và phát huy các ngành nghề, làng nghề trùn thớng ngay tại gia đình, sớm hình thành các cụm - tuyến công nghiệp theo quy hoạch để kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện nhằm góp phần giải quyết lao động nông nhàn ở địa phương, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, đồng thời giảm bớt lao động từ nông thôn ra thành thị.

+ Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư phát triển mạng lưới chợ xã, tiến hành qui hoạch phát triển mơ hình vườn cây ăn trái

kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái ở 2 xã cù lao và ven sông Cổ Chiên. Liên kết với tỉnh xây dựng cụm du lịch ở Cồn Thanh Long, xã Qưới Thiện, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương.

- Về giải quyết việc làm ngoài huyện: tăng cường điều tra nắm thông tin về nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm cua lao đợng nơng thôn, tư vấn giúp họ lựa chọn nghề và việc làm phù hợp, nắm chắc nhu cầu tuyển dụng cua các khu - cụm công nghiệp để làm cầu nối cung cấp thông tin về thị trường lao động, giúp cho người lao đợng tìm kiếm được việc làm. Phấn đấu mỗi năm có 2000 lao đợng tìm được việc làm ở các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh.

- Xuất khẩu lao động: đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tăng cường quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động tạo ra một thị trường thông thoáng có nhiều đối tác cạnh tranh lành mạnh để doanh nghiệp, người lao động có điều kiện lựa chọn, phấn đấu bình quân mỗi năm đưa 100 người đi hợp tác lao động ở nước ngoài.

Giải pháp về vốn.

Huy động tất cả các nguồn lực: vốn ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã; vốn đầu tư tín dụng kết hợp với các nguồn vốn tài trợ, vốn tự có cua hợ gia đình và vớn tương trợ cua các đoàn thể…để thực hiện đề án.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở huyện Vũng Liêm giai đoạn 2010 - 2015 là 286.836 triệu đồng, trong đó chia ra:

- Vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước 258.183 triệu đồng, chiếm 90%. - Vốn huy động từ các nguồn khác: 28.680 triệu đồng, chiếm 10% Nhận thấy được tầm quan trọng cua việc giải quyết việc làm cho lao động đặc biệt là lao đợng nơng thơn trong quá trình đơ thị hóa, Đảng uy, lãnh đạo ban, ngành huyện Vũng Liêm đưa ra một số quan điểm sau:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp cua Đảng, cua các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động tỉnh nhà, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng

nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội cua địa phương, cua tỉnh và cua khu vực, cả nước. Thực hiện chiến lược xã hội hóa đào tạo nghề.

- Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có cua cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề cua lao động nông thôn và yêu cầu cua thị trường lao động, hướng đến xuất khẩu lao động. Đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm, tạo việc làm; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cua từng địa phương, cua huyện.

- Hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 21.700 lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 3.300 lượt cán bộ, công chức xã.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cua lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình đợ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên theo hướng giảm tỷ trọng trong lúa, tăng tỷ trọng trồng cây ăn trái, nuôi trồng, khai thác thuy sản, khai thác hải sản, chăn nuôi tập trung cho xuất khẩu và mở rộng thị trường trong nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần tập trung những hướng sau đây:

Từng bước hoàn thiện Trung tâm dạy nghề,hoàn thiện chức năng dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao đợng, hỗ trợ và nhân rợng mơ hình tở hợp tác, hợp tác xã, trang trại Văn kiện Đại hội X cua Đảng bộ huyện khẳng định: tiếp tục đổi mới, tạo đợng lực phát triển có hiệu quả các

loại hình kinh tế tập thể. Ở nơng thơn kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã có vai trò và ý nghĩa to lớn trong xã hội. Hiện nay huyện Vũng Liêm có 24 hợp tác xã, với tổng số xã viên hơn 257 người, với số vốn điều lệ 28,79 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho 1.326 lao động, tổng doanh thu cua các hợp tác xã năm 2010 40,6 tỷ đờng, lợi nḥn 1,81 tỷ, thu nhập bình qn xã viên 2,2 triệu/người/tháng và thu nhập bình quân cho người lao động 2 triệu đồng /người/tháng .

- Phát triển làng nghề: Toàn huyện có 4 làng nghề hoạt động, 02 làng nghề se lõi lác, 02 làng nghề trồng và chế biến,gia công cậy lác số thành viên tham gia làng nghề có 397 người, trang bị 281 máy se lõi lát, giải qút việc làm cho 397 lao đợng, thu nhập bình qn cua người lao đợng trong làng nghề từ 1 triệu đến 1 triệu 200 ngàn đồng/người/tháng

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (Trang 89 - 99)