Thời kỳ Lý thuyết tình huống với rất nhiều cơng trình nghiên cứu làm thay đổi nhận thức của xã hội về q trình lãnh đạo - đó là một hoạt động khơng chỉ dành riêng cho những người có những đặc điểm, phẩm chất ưu thế bẩm sinh mà là một quá trình tương tác với những kỹ thuật tương tác có thể học hỏi được. Vai trò của yếu tố đặc điểm cá nhân người lãnh đạo có vẻ mờ nhạt đi. Tuy nhiên, dường như một số nhà nghiên cứu vẫn chưa hài lịng. Họ tiếp tục hướng tìm hiểu và khẳng định vai trò của nhà lãnh đạo trong việc thúc đẩy hiệu quả lãnh đạo. Hướng tiếp cận này dẫn đến sự phát triển của lý thuyết lãnh đạo ở thời kỳ tiếp theo: Thời kỳ Lý thuyết Trao đổi. Thời kỳ lý thuyết này có hai giai đoạn: Giai đoạn Trao đổi và Giai đoạn Phát triển vai trò.
Giai đoạn Trao đổi: Bao gồm lý thuyết như: Kết nối Cặp đôi Cực điểm
(Dansereau et al. 1975; Duchon, Green and Taber 1986), Tiếp cận Ảnh hưởng Tương hô (Greene 1975), và lý thuyết Trao đổi Lãnh đạo - Thành viên (Dienesh and Liden 1986; Graen, Novak and Sommerkamp 1982). Trong các lý thuyết đó, lãnh đạo được nhìn nhận là những sự trao đổi giữa người lãnh đạo và cấp dưới; người lãnh đạo đưa ra phần thưởng vật chất, lời khen ngợi, sự thăng tiến, sự phê bình, trách phạt, sự tư vấn, giúp đỡ,… để nhận được sự làm việc tích cực của cấp dưới. Các mối quan hệ trao đổi là khác nhau với các
đối tượng cấp dưới khác nhau. Với môi người cấp dưới, người lãnh đạo cần nhận biết xem quan hệ trao đổi nào là phù hợp để làm tăng sự tham gia của họ vào công việc chung của tổ chức. Các khía cạnh của lãnh đạo xuất hiện cũng bắt đầu nhen nhóm từ đây, vì các nhà lãnh đạo có xu hướng xuất hiện khác với những người ủng hộ (hay người bị lãnh đạo) về khả năng khởi xướng và duy trì tương tác, duy trì mối quan hệ tích cực với các thành viên.
Trong Giai đoạn Phát triển vai trò có một số yếu tố của sự trao đổi, nhưng khác với giai đoạn đầu, giai đoạn Phát triển vai trò chỉ nhìn nhận vai trị tương đối của người lãnh đạo trong quan hệ với cấp dưới. Nghĩa là, người lãnh đạo không phải luôn luôn là người lãnh đạo, trong một quan hệ khác, một người lãnh đạo trước đây rất có thể lại hốn đổi vai trị lãnh đạo cho cấp dưới. Các lý thuyết minh họa cho giai đoạn đó là Lý thuyết trao đổi xã hội (Hollander 1979; Jacobs 1970) và Mơ hình tạo dựng vai trò (Graen and Cashman 1975).