Nâng cao chất lượng tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ đoàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 109 - 112)

dưỡng và sử dụng cán bộ đoàn

Cấp ủy các cấp trong tỉnh cần coi trọng hơn nữa việc trọng dụng các tài năng trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh vực. Các cấp ủy, chính quyền cần tạo cơ chế, chính sách cơng bằng, thuận lợi để mọi cán bộ đoàn đều được tham gia các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị, đây cũng là dịp để kiểm tra, thử thách khả năng của cán bộ đồn. Mạnh dạn bố trí những cán bộ đồn có tài năng đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng, phù hợp trong hệ thống chính trị, nâng cao tỷ lệ cán bộ đoàn được trưởng thành, luân chuyển sang các cơ quan lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành. Tạo bước đột phát trong việc bố trí, sử dụng cán bộ trẻ cán bộ trong độ tuổi thanh niên ở tất cả các cấp, coi đây là

một nội dung quan trọng về công tác cán bộ của Đảng để lựa chọn cán bộ lãnh đạo cho tương lai. Xác định tiêu chí và phương pháp khoa học để phát hiện, theo dõi quá trình phát triển của các tài năng trẻ, nhất là các học sinh, sinh viên xuất sắc, cá nhân điển hình trong các phong trào thanh niên trên địa bàn tỉnh để định hướng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng chương trình đào tạo thích hợp để hình thành đội ngũ cán bộ trẻ trên mọi lĩnh vực, đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Có chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp lý để thu hút các nguồn tài năng trẻ đang học tập, công tác, sinh sống ở ngoài địa bàn tỉnh về tham gia phát triển tỉnh nhà.

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của từng vị trí cơng tác, chức danh dự kiến đảm nhiệm trong tương lai để lựa chọn nhân sự cho phù hợp, từng bước chuẩn hóa. Lựa chọn cán bộ đồn đưa vào diện quy hoạch phải được tiến hành kỹ lưỡng, dân chủ trong nội bộ BCH, BTV Đoàn cấp tỉnh và huyện, cần phải tranh thủ thêm ý kiến, giới thiệu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và quần chúng nhân dân. Khi đã lựa chọn được cán bộ đưa vào diện quy hoạch thì thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp theo chức danh. Thường xuyên đánh giá, theo dõi điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ đoàn được đưa vào diện quy hoạch, tạo mọi điều kiện thuận lợi để những cán bộ đoàn trẻ tuổi được đào tạo cơ bản, thường xuyên được rèn luyện qua thực tiễn; kiên trì trong rà sốt, điều chỉnh quy hoạch, tránh dập khn, máy móc, cứng nhắc trong quy hoạch, đảm bảo tính “động” và “mở” trong quy hoạch.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo cần đảm bảo trang bị lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, đường lối, chính sách lớn, xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta; đào tạo cán bộ đoàn những kiến thức chuyên môn phù hợp với chức danh quy hoạch. Kích thích việc tự đào tạo là phương châm chủ yếu, phù hợp tính chất, điều kiện, độ tuổi và mơi trường cơng tác

đặc thù của cán bộ đồn trên cơ sở kết hợp giữa lý luận với thực tế, giữa đào tạo có tính chiến thuật với chiến lược, giữa đào tạo có tính nhà trường với đào tạo thơng qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở, giữa học và hành thông qua giao lưu, học hỏi, tự đúc rút kinh nghiệm thông qua thực tiễn phong trào,… làm sao để sự học thực sự trở thành nhu cầu thường trực nhằm nâng cao nhận thức trong đời sống tư duy của cán bộ đoàn. Để đạt được ý tưởng và giải pháp trên rất cần có sự tham gia của các tổ chức, xã hội, địa phương và các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo, kích thích, động viên. Đưa cán bộ đồn trẻ tuổi trong nguồn quy hoạch đi tham quan, học tập kinh nghiệm thực tiễn ở trong và ngoài nước để kịp thời cập nhật, đề xuất những giải pháp mới mang tính khả thi, lâu dài cho cơng tác Đồn trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Việc đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ đoàn trước yêu cầu thực tiễn thời kỳ phát triển mới cần được trọng tâm, xây dựng cụ thể ở một số nhóm năng lực như:

+ Năng lực lập kế hoạch trên cơ sở xây dựng chiến lược và tầm nhìn. Đặt quan hệ biện chứng giữa lập kế hoạch và ngân sách với tầm nhìn chiến lược là sự đòi hỏi cần thiết trong năng lực lãnh đạo nói chung, năng lực lãnh đạo cấp cơ sở nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Qua tổng kết thực tiễn cho thấy: Một trong những nan giải không kém quan trọng ảnh hưởng xấu đến chiến lược kinh tế - xã hội hướng đến phát triển bền vững của ta là còn biểu hiện tư duy nhiệm kỳ trong lãnh đạo bởi còn tồn tại từ hai nguyên nhân cơ bản: Tính thực dụng hoặc thiếu tầm nhìn của một bộ phận lãnh đạo trong hệ thống; Lập kế hoạch còn bị thụ động và chịu sự chi phối của kinh tế thị trường.

+ Năng lực lãnh đạo, quản lý sự thay đổi được thể hiện ở năng lực lãnh đạo chủ động sự thay đổi trước khi tổ chức và bối cảnh thay đổi thơng qua năng lực phân tích, dự báo. Thực chất năng lực lãnh đạo sự thay đổi là lãnh đạo “động” chứ không “tĩnh”; lãnh đạo tạo các giá trị có tính tương lai cho tổ chức hiện tại chứ khơng chỉ dựa vào hiện tại. Đó cũng chính là những đòi hỏi

mới trong năng lực lãnh đạo trước bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến cán bộ đoàn.

+ Năng lực gây ảnh hưởng trong quá trình lãnh đạo của cán bộ đoàn được phản ánh trước hết ở năng lực “tạo hình ảnh” hấp dẫn, thuyết phục tổ chức và đồn viên thanh niên. Đó chính là năng lực thể hiện ưu thế sức mạnh “mềm” thay thế quyền lực mang tính hành chính, tổ chức. Nó phản ánh xu thế lãnh đạo nhân văn, phù hợp với quá trình lãnh đạo trong điều kiện dân trí phát triển.

+ Năng lực lãnh đạo thực thi được phản ánh ở năng lực quản lý “đầu ra” theo công việc của đối tượng cấp dưới, qua đó kiểm sốt được năng lực, trình độ, thái độ lao động của cấp dưới, đảm bảo sự cơng bằng và kích thích làm việc một cách tích cực, sáng tạo. Điều đó phù hợp với lãnh đạo cán bộ đoàn trong bối cảnh hiện nay.

3.2.2. Xây dựng các chính sách, chế độ thu hút phù hợp để cán bộđồn n tâm cơng tác và phấn đấu trưởng thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w