Năng lực lãnh đạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 59 - 60)

Trên cơ sở tiếp cận năng lực theo mơ hình ASK nêu trên và khái niệm lãnh đạo với nghĩa là một quá trình khai mở tiềm năng nhằm đem lại phúc lợi chung thơng qua sự khích lệ và chia sẻ - năng lực lãnh đạo đòi hỏi sự tổng hợp các tố chất, thái độ, kiến thức, kỹ năng, và hành vi mà một nhà lãnh đạo cần có trong quá trình ảnh hưởng đến mọi người và tổ chức

Như vậy, năng lực có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tham gia vào quá trình lãnh đạo, quản lý của chủ thể lãnh đạo. Và để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả - nhà lãnh đạo có năng lực lãnh đạo thì địi hỏi nhà lãnh đạo đó, trước hết phải hội đủ ba yếu tố căn cốt của năng lực:

+ Nhận diện và hình thành được những tố chất tâm lý, sinh lý, đồng thời biết biểu đạt thái độ của một nhà lãnh đạo (1).

+ Nhà lãnh đạo cần phải có các kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu để chỉ đạo, điều hành tổ chức. Kiến thức mà một lãnh đạo cần có , có thể trải dài từ kiến thức cơ bản (toán, lý, hoá,…), kiến thức cơ sở (kinh tế học, luật, quản trị học,…) cho đến các kiến thức thuộc về chuyên môn như hoạch định chính sách, hoạch định chiến lược (2),

+ Nhà lãnh đạo cần có các thuật lãnh đạo, thuật quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, động viên khuyến khích được cụ thể hóa ở hành vi (3).

Với ý nghĩa đó, khái niệm năng lực lãnh đạo được khái quát: Năng lực

lãnh đạo là khả năng khiến mọi người muốn làm những điều mà bình thường họ khơng nghĩ mình sẽ làm; là khả năng khiến mọi người coi mục tiêu của tổ chức như mục tiêu của chính mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w