* Quan niệm của Fredrick Winslow Taylor (1856-1915)
Taylor, người được các học giả về quản lý ở phương Tây mệnh danh là người cha của lý luận quản lý một cách khoa học. Là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái “quản lý theo khoa học”.
Trong một bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ, Taylor nói rằng: “quản lý một cách khoa học khơng phải là một hay một nhóm các biện pháp nâng cao hiệu suất cơng việc. Nó cũng khơng phải là một chế độ tiền lương mới. Nó cũng không phải là chế độ tiền thưởng… Những biện pháp ấy không phải là một cách khoa học, chúng là những bộ phận có ích của một bộ phận quản lý một cách khoa học. Thực chất của việc quản lý một cách khoa học là một cuộc cách mạng tư tưởng hồn tồn của cơng nhân trong tất cả các xí nghiệp hoặc tổ chức, là một cuộc cách mạng tư tưởng hoàn tồn về trách nhiệm của cơng nhân đối với cơng việc của họ, về cách đối xử của họ đối với những người đồng sự và đối với chủ. Nếu khơng có cuộc cách mạng tư tưởng như
vậy giữa công nhân và những người quản lý thì khơng thể có việc quản lý một cách khoa học”.
Về việc xây dựng những nguyên lý của quản lý một cách khoa học, Taylor đã có ý kiến theo ơng thì chỉ có nhân viên quản lý (người lao động trí óc) mới có điều kiện thực hiện những nhiệm vụ mà cơ chế quản lý khoa học u cầu địi hỏi. Điều đó có nghĩa là phải chuyển trách nhiệm về quản lý từ phía cơng nhân phía sang nhân viên quản lý, thực hiện nguyên tắc tách biệt chức năng quản lý với chức năng tác nghiệp, thiết lập thể chế phân công giữa chức năng quản lý (kế hoạch) với chức năng tác nghiệp (thừa hành).
Ở đây, những đóng góp của Taylor thể hiện trong việc đổi mới nhận thức về mối quan hệ quản lý: ông cho rằng mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý không phải là mối quan hệ đối lập, mà là mối quan hệ hịa hợp và hợp tác. Chính điều này được ơng nhấn mạnh và khẳng định đó là một “cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại”. Để có được sự hịa hợp và hợp tác thì cần phải phân định rõ công việc và trách nhiệm của những người quản lý với nhau và người quản lý với người bị quản lý. Ông xây dựng những nội dung quản lý cụ thể như: Chun mơn hóa lao động, đặc biệt là đối với lao động cụ thể; tiêu chuẩn hóa cơng việc; cải tiến cơng cụ và lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện công việc; định mức lao động; kỷ luật lao động; xây dựng môi trường lao động.
Taylor là người tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế kỹ thuật đã cho rằng: quản lý hồn thành cơng việc của mình thơng qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Taylor đã xác lập những tư tưởng quản lý có giá trị lý luận nổi bật và tính ứng dụng cao. Đặc biệt những tri thức về quản lý hướng tới yêu cầu cần phải có của đối tượng quản lý. Đó là những vấn đề quan trọng cần phải kế thừa và phát triển nhằm góp phần xây dựng hệ thống tri thức của khoa học quản lý hiện đại.
Nội dung quản lý theo khoa học của ông dựa trên các nguyên tắc sau: Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình cơng nghệ phù hợp và xây dựng định mức cho từng phần việc - định mức xây dựng qua thực nghiệm. Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho cơng nhân "vạn năng". Các thao tác được tiêu chuẩn hóa cùng với thiết bị, công cụ vật liệu, cũng được tiêu chuẩn hóa và mơi trường làm việc thuận lợi. Mơi cơng nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chun mơn hóa cao độ. Thực hiện chế độ trả lương( tiền công) theo số lượng sản phẩm và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nơ lực của công nhân. Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý. Cấp cao tập trung vào hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng điều hành cụ thể. Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây truyền liên tục.
Qua nguyên tắc trên có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa trong q trình sản xuất; tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân cơng chun mơn hóa cao và cuối cùng là tư tưởng "con người kinh tế". Thuyết quản lý này đã đặt nền móng rất cơ bản cho thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu có hiệu quả cao, tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý.
Chính các nhà nghiên cứu đã cho rằng, sự ra đời của thuyết “quản lý theo khoa học” của F.W Taylor là bước ngoặt đánh dấu sự ra đời của khoa học quản lý, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của một lĩnh vực khoa học đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội công nghiệp.
* Quan niệm của Henry Fayol( 1841 - 1925)
Là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới
nay, quan niệm rằng: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.
Trong khi thuyết quản lý theo khoa học của F.W Taylor được truyền bá rộng rãi từ Mỹ sang châu Âu với ảnh hưởng lớn suốt nửa đầu thế kỷ XX, thì ở Pháp xuất hiện một thuyết mới thu hút sự chú ý. Qua tác phẩm chủ yếu “Quản lý công nghệp và tổng quát”, Henry Fayol đã tiếp cận vấn đề quản lý ở tầm rộng hơn và xem xét dưới góc độ tổ chức- hành chính. Với thuyết này, ơng đã được coi là người đặt nền móng cho lý luận quản lý thuyết quản lý hiện đại.
Khác với Taylor, tác giả tiếp cận quản lý ở cấp thấp và trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, thiên về đối tượng quản lý, theo góc độ kinh tế - kỹ thuật, Fayol tiếp cận quản lý ở cấp cao và trong mọi loại hình tổ chức, thiên về chủ thể quản lý, theo góc độ hành chính. Chính vì vậy, những tư tưởng của Fayol đã khắc phục được những hạn chế và có những bổ sung cần thiết cho những thiếu sót trong tiếp cận và quan niệm về quản lý của Taylor.
Fayol cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng. Ông cho rằng trong tất cả các loại hình tổ chức đều gồm có sáu loại hình hoạt động cơ bản: hoạt động chuyên môn, hoạt động huy động vốn, hoạt động thương mại, hoạt động an ninh, hoạt động kế tốn- hoạch tốn, hoạt động quản lý hành chính, trong đó hoạt động thứ sáu bao gồm: Dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển; phối hợp và kiểm tra. Hoạt động thứ 6 thực chất là hoạt động quản lý. Nó là hoạt động nối kết năm hoạt động trên lại với nhau. Ông cho rằng hoạt động quản lý đóng vai trị đặc biệt quan trọng quyết định tới sự thành bại của tổ chức.
Mặt khác, Fayol cũng cho rằng quản lý không phải là đặc quyền và trách nhiệm riêng của cá nhân người đứng đầu, mà được phân chia cho các thành viên khác trong hệ thống tổ chức quản lý.
Với nội dung đó, thuyết quản lý tổng hợp của Fayol có ưu điểm nổi bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song nó chưa chú trọng đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp. Cùng với thuyết Tayor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt các vấn đề quan trọng của quản lý như: Chức năng nguyên tắc, phương pháp...; vừa chú trọng việc hợp lý hóa lao động vừa quan tâm cao tới hiệu lực quản lý, điều hành. Nhiều luận điểm cơ bản của các thuyết thuộc trường phái cổ điển vẫn mang giá trị lâu dài, được các thuyết tiếp sau bổ sung và nâng cao về tính xã hội và yếu tố con người cũng như về các mối quan hệ với bên ngoài tổ chức.
Trong khái niệm quản lý của Fayol, ông đã coi quản lý là một loại công việc đặc thù, khác với các loại công việc khác của xí nghiệp và trở thành một hệ thống độc lập, phát huy tác dụng riêng của nó mà các hệ thống khác khơng thể thay thế được. Ông đã nói về nội hàm của khái niệm quản lý như sau: "Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra".
Đặc biệt ở đây, Fayol đặc biệt chỉ ra, không nên lẫn lộn khái niệm quản lý và khái niệm lãnh đạo. Ơng cho rằng: Lãnh đạo là tìm kiếm lợi ích tối đa có thể được từ tất cả những nguồn lực mà xí nghiệp đã có, dẫn dắt xí nghiệp đạt được mục tiêu của nó, là bảo đảm hồn thành một cách thuận lợi sáu chức năng cơ bản. Quản lý chỉ là một trong sáu chức năng đó do lãnh đạo bảo đảm tiến hành. Điều ấy có nghĩa là, phạm vi chức năng của người lãnh đạo bao gồm tồn bộ cơng việc kinh doanh của xí nghiệp. Theo Fayol quản lý là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong xí nghiệp, từ những người lãnh đạo cấp cao đến mơi cơng nhân viên. Chính ở điểm này quan điểm của Fayol rõ ràng là khác với quan điểm của Taylor vì Taylor chủ trương tách biệt hồn toàn chức năng kế hoạch (quản lý) với chức năng thừa hành (thao tác).
Là một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức, sống cùng thời với Taylor và Fayol. Ơng đã có những đóng góp cống hiến kiệt xuất đối với lý luận quản lý cổ điển phương Tây.
Trong cuốn sách “Lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội” Weber đã đưa ra một thể chế quản lý hành chính trong “lý tưởng” tức là “Thể chế quan liêu”. Ơng cho rằng, thể chế quan liêu là một tổ chức xã hội chặt chẽ, hợp lý, giống như một cơ máy. Nó có những hoạt động chuyên nghiệp thành thạo, có quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm,... do đó trở thành một hệ thống kỹ thuật quản lý.
Max Weber cũng giống với Henry Fayol, tiếp cận về quản lý từ góc độ hành chính về chủ thể quản lý. Nhưng nếu như Fayol nhấn mạnh chủ thể quản lý biểu hiện ra ở những con người cụ thể, thì Weber chú trọng trang bị những kiến thức có tính chun nghiệp hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức các chủ thể quản lý thành bộ máy quản lý. Ưu thế của thể chế quản lý hành chính lý tưởng của Weber đó là: Bộ máy quản lý của ơng là một thể chế hành chính trong lý tưởng. Thể chế quản lý hành chính trong lý tưởng có ưu điểm nổi bật so với các thể chế quản lý truyền thống. Điều đó ở những đặc trưng sau: Tính chuẩn xác; Tính nhạy bén; Tính rõ ràng; Tính thơng văn bản; Tính liên tục; Tính nghiêm túc; Tính thống nhất; Quan hệ phục tùng nghiêm chỉnh; Phòng ngừa va chạm; Tiết kiệm nhân lực và vật lực.
Những yếu tố cấu thành hoặc đặc trưng của thể chế quản lý ấy là: Thiết lập sự phân công rõ ràng theo chức năng. Thiết lập chế độ cấp bậc rõ ràng. Thiết lập những quy định pháp luật và quy chế về chức quyền, chức trách . Việc xử lý và truyền đạt cơng việc đều phải dùng hình thức viết. Tất cả các chức vụ trong tổ chức đều phải do những người đã được đào tạo về mặt chuyên môn đảm nhiệm. Việc tuyển chọn và đề bạt họ cũng phải căn cứ vào năng lực chuyên môn. Nhân viên quản lý tất cả ngành đều được tuyển dụng
theo tiêu chuẩn nhất định. Môi thành viên của tổ chức đều phải làm trịn chức trách, làm việc qn mình.
Weber rất tự tin về thể chế tổ chức hành chính trong lý tưởng mà ơng đưa ra. Ơng nói, thể chế này, xét về mặt kỹ thuật thuần túy có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Từ cơ cấu của hệ thống tổ chức hành chính trong lý tưởng, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của tư tưởng Weber đối với xí nghiệp hiện đại. Gồm ba cấp: cấp quản lý trên cao, cấp quản lý ở giữa, cấp quản lý cơ sở. Nó đang được áp dụng phổ biến trong các xí nghiệp hiện đại.
* Quan niệm của Chester Barnard (1886 - 1961)
Là người nghiên cứu quá trình ra quyết định, các mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức khơng chính thức cũng như vai trị, chức năng của cán bộ. Ông tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ thống, là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức cho rằng: “Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là cơng việc chun mơn để duy trì và phát triển tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin”.
Barnard định nghĩa tổ chức như là một “hệ thống các hoạt động hay tác động có ý thức của hai hay nhiều người” - một định nghĩa được coi là nổi tiếng nhất về tổ chức. Mặc dù Barnard được xếp là tác giả quản lý thuộc trường phái cổ điển. Tuy nhiên khi tiếp cận về quản lý ơng có những quan điểm khác biệt đáng lưu ý so với các tác giả khác, đa số các nhà nghiên cứu đều xếp lý thuyết của ông là lý thuyết quản lý tổ chức.
Khi quan niệm về con người: Ơng có một thế giới quan nhân đạo về con người. Ông cho rằng bất cứ con người nào cũng tồn tại ở hai phương diện: con người trong tổ chức và con người ngoài tổ chức. Theo ông, người quản lý phải nhận thức về thuộc cấp ở cả hai phương diện thì mới có thể đưa ra những tác động quản lý có hiệu lực và hiệu quả.
Quan niệm về tổ chức: Barnard là một trong những người có đóng góp đặc biệt quan trọng khi đưa ra quan niệm có sức thuyết phục về tổ chức. Đó là
một hệ thống hoạt động có ý thức của con người. Ơng phân chia tổ chức thành hai loại hình: Tổ chức chính thức và Tổ chức phi chính thức. Vì vậy, người quản lý phải nhận thức được vai trò quan trọng của cả hai loại hình tổ chức đó trong khi thực hiện chức năng của mình.
Quan niệm về hiệu lực và hiệu quả: Hiệu lực là sự nô lực của các thành viên để nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức. Hiệu quả là sự nô lực của tất cả các thành viên để nhằm thỏa mãn nhu cầu riêng của họ.
Ông cho rằng, ba yếu tố cơ bản để phát triển tổ chức: Sự sẵn sàng hợp tác giữa các cá nhân, trong đó chú ý mối quan hệ giữa đóng góp (cống hiến) và nhận lại (hưởng thụ). Sự thừa nhận mục tiêu chung và Khả năng thông tin: Các nguyên tắc thơng tin chính thức: cơng khai, rõ ràng, trực tiếp và ngắn gọn, xác thực, đúng quyền hạn…
Như vậy nội dung cơ bản của thuyết tổ chức của Barnard là sự phản ánh các lực lượng tinh vi, phức tạp hình thành nên hoạt động của con người trong tổ chức, trong đó khơng những ơng coi trọng yếu tố kinh tế, kỹ thuật và chuyên môn của tổ chức ơng cịn coi trọng yếu tố đạo đức, tinh thần của tổ chức.
* Quan niệm của M.P.Follet( 1868 - 1933)
Là người tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người và là đại biểu nổi bật của trường phái tâm lý - xã hội trong quản lý. Học thuyết của bà có nhiều giá trị khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý, bà đã cho