Quan niệm của một số học giả phương Đông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 57 - 58)

Từ những năm 70 của thế kỷ XX. Bên cạnh các lý thuyết quản lý của các nước phương Tây, ở một số các nước phương Đông như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã xuất hiện các lý thuyết quản lý riêng của mình. Theo trường phái quản lý của Nhật xuất hiện hai thuyết: Thuyết Z và những kỹ thuật quản lý Nhật Bản của Willam Ouchi và Lý thuyết Kaizen - chìa khố của sự thành công về quản lý ở Nhật Bản của Massaakiimai.

* Thuyết Z và những kỹ thuật quản lý Nhật Bản của Willam Ouchi:

Ouchi đã đưa ra thuyết Z là để trả lời cho thuyết X và thuyết Y của Gregor. Ông cho rằng trên thực tế, một cách tự nhiên, khơng có con người nào thuộc dạng X và Y. Khác với thuyết X và Y đi sâu vào bản chất con người, Ouchi quan tâm đến thái độ lao động của con người rằng thái độ đó phụ thuộc vào cách họ được đối xử trên thực tế. Ông cũng vạch rõ phương thức quản lý của Nhật có những ưu điểm so với phương thức quản lý của Mỹ. Ưu điểm chủ yếu của nó là coi trọng việc huy động tích cực của cơng nhân, thực hiện phương thức quản lý có sự tham gia của cơng nhân. Ông đã căn cứ vào kết quả điều tra và phân tích nhiều sự kiện, ơng đã lấy phương thức quản lý của Nhật làm hình mẫu để đề ra những kiến nghị của lý luận Z. Cụ thể ông đã gợi ý với mọi người rằng, làm cơng nhân quan tâm đến xí nghiệp là chìa khố để nâng cao năng suất lao động. Nội dung thứ nhất của lý luận Z là sự tin cậy đối với con người. Nội dung thứ hai là sự khôn khéo trong quan hệ giữa người với người.

William Ouchi đã nghiên cứu so sánh hai mơ hình quản lý của Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trên cơ sở phân tích sự khác nhau của mơ hình quản lý Nhật Bản và mơ hình quản lý Hoa Kỳ, Ouchi cho rằng sự khác biệt giữa chúng là do văn hoá quy định. Tuy nhiên trong điều kiện quốc tế hố thì các nền văn

hố là khơng thể đóng kín mà phải có sự giao thoa. Chính vì vậy, trong lĩnh vực quản lý cũng cần thiết có sự kế thừa lẫn nhau thì mới mang lại hiệu quả.

Lý thuyết Kaizen - chìa khố sự thành cơng trong quản lý ở Nhật Bản của Massaakiimai. Kaizen trong tiếng Nhật nghĩa là "cải tiến, cải thiện". Tác giả Massakiimai, sau quá trình nghiên cứu nhiều cơng ty của Nhật và của Mỹ đã thấy rõ sự khác nhau giữa cách quản lý Nhật Bản và cách quản lý của phương Tây. Kaizen nhấn mạnh đến vai trò của người quản lý trong việc ủng hộ và khuyến khích các nơ lực của cơng nhân để cải tiến quy trình làm việc. Một giám đốc quan tâm đến Kaizen thường chú trọng đến: Kỷ luật; Quản lý thời gian; Phát triển tay nghề; Tham gia các hoạt động trong công ty; Tinh thần lao động; Sự cảm thông.

Ở đây, ta thấy Kaizen và thuyết Z giống nhau ở chô đều thể hiện lý thuyết quản lý của người Nhật Bản, đều nêu bật giá trị của tập thể trong quản lý một tổ chức, đều chủ trương thực hiện khơng khí gia đình trong doanh nghiệp và đều mong muốn mang lại hiệu quả năng suất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thuyết Z chú trọng đến quản lý nhân viên trên cơ sở truyền thống văn hoá Nhật Bản, tập trung đề cao tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên mà khơng chú trọng cải tiến hồn thiện tổ chức về mọi mặt một cách liên tục. Trong khi đó, Kaizen hướng về cải tiến quản lý, nêu bật sự hơn hẳn của cải tiến từ từ so với mặt bằng thực tế sự thành công của các công ty Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-năng lực lãnh đạo của cán bộ đoàn tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w