Các chỉ tiêu phi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 002 (Trang 30 - 32)

Do dữ liệu tài chính định lượng khơng đủ để đo lường chính xác tín nhiệm của doanh nghiệp, phân tích các chỉ tiêu phi tài chính phải được sử dụng để thực hiện điều chỉnh cần thiết. Đây là nhân tố khơng biểu hiện bằng con số, nhưng cĩ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm các chỉ tiêu:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sỡ hữu bình quân Tỷ suất lợi nhuận

_Năng lực quản trị của doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Năng lực quản trị của Ban lãnh đạo doanh nghiệp cĩ thể được đánh giá thơng qua trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cao cấp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng marketing, kỹ năng quản trị chuỗi cung ứng, mơi trường kiểm sốt nội bộ, nề nếp tổ chức của doanh nghiệp…Những DN cĩ năng lực quản trị giỏi sẽ cĩ khả năng chịu đựng tốt hơn trước những rủi ro biến động của mơi trường kinh doanh như rủi ro trong chính sách kinh doanh và tài chính của DN.

_Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Các yếu tố quyết định khả năng đứng vững của DN trước các áp lực cạnh tranh là vị trí của DN trên các thị trường chính, mức độ vượt trội của sản phẩm và mức độ ảnh hưởng của DN đối với giá sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thường đa dạng hĩa sản phẩm, đa dạng hố doanh thu theo cơ cấu dân số, đa dạng hĩa khách hàng và các nhà cung cấp, chi phí sản xuất cĩ tính cạnh tranh cao.

_Mức độ rủi ro ngành

Theo các nhà nghiên cứu thì các ngành kinh doanh cĩ tính cạnh tranh cao, thâm dụng vốn và cĩ tính chu kỳ sẽ rủi ro hơn các ngành kinh doanh ít bị cạnh tranh, cĩ nhiều rào cản gia nhập thị trường và cĩ nhu cầu sản phẩm ổn định, dễ ước tính. Mức độ rủi ro ngành cũng cĩ mối tương quan với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, tài chính trong tương lai bởi vì những yếu tố này sẽ cĩ ảnh hưởng đáng kể đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

_Mơi trường hoạt động của doanh nghiệp

Các yếu tố như văn hĩa xã hội, cơ cấu dân số, chính sách của chính phủ và sự thay đổi kỹ thuật sản xuất đều tạo ra cơ hội kinh doanh và rủi ro cho một DN. Sự đa dạng hĩa dân số và chiều hướng mở rộng vững chắc của ngành cơng nghiệp là yếu tố cần thiết duy trì vị trí cạnh tranh trên thị trường.

Ngồi các yếu tố phân tích trên, DN cịn chịu ảnh hưởng do biến động kinh tế vĩ mơ như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đối, chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ, sự thay đổi các quy định pháp lý cĩ liên quan…luơn cĩ những tác động nhất định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đĩ việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mơ đến hiệu quả hoạt động của DN là một thành phần khơng thể thiếu trong đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 002 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)