Bổ sung nhĩm chỉ tiêu mức độ rủi ro ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 002 (Trang 82 - 84)

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.4.2.3 Bổ sung nhĩm chỉ tiêu mức độ rủi ro ngành

Để đánh giá mức độ rủi ro ngành chúng ta cĩ thể dựa vào các chỉ tiêu như sau:

Quy mơ thị trường của ngành:

Quy mơ thị trường là tổng mức cầu đối với sản phẩm trong một giai đoạn cụ thể hay đĩ cũng là tổng doanh thu tối đa mà tất cả các DN trong ngành cĩ thế thể đạt được. Quy mơ thị trường ngành được đánh giá dựa trên những số liệu ước tính về số

người sử dụng sản phẩm tiềm tàng nhân với tỷ lệ mua hàng của số người đĩ. Tiêu chuẩn đánh giá dựa vào tổng mức cầu cĩ khả năng thanh tốn của thị trường. Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà ta cĩ thể xác định các mức độ về quy mơ thị trường.  Chu kỳ kinh doanh của ngành:

Chu kỳ kinh doanh của mỗi DN thường cĩ sự tương đồng với chu kỳ kinh doanh ngành nghề mà DN đĩ đang hoạt động kinh doanh. Vì vậy, khi phân tích chu kỳ kinh doanh của DN cần phải xem xét, so sánh với chu kỳ kinh doanh chung của ngành, của những DN cùng ngành để đưa ra những nhận xét và cho điểm khách quan, chính xác.

Cơng nghệ sản xuất ngành:

Sự thay đổi cơng nghệ sản xuất cĩ thể hủy diệt một ngành kinh doanh đang phát triển cực thịnh và sản sinh ra một ngành kinh doanh mới. Do đĩ ngành kinh doanh nào địi hỏi cơng nghệ sản xuất càng cao thì sẽ ít rủi ro hơn là các ngành chỉ địi hỏi cơng nghệ sản xuất trung bình hoặc thấp.

Triển vọng phát triển ngành:

Những chính sách kinh tế vĩ mơ của nền kinh tế, xã hội nếu tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển thì những DN trong ngành sẽ cĩ triển vọng tăng trưởng, phát triển rất tốt và ngược lại. Cho nên, cần đặt DN trong mối quan hệ triển vọng tăng trưởng của ngành mà xem xét, đánh giá là thuận lợi hay khơng.

Ảnh hưởng yếu tố pháp luật đến sự phát triển ngành:

- Trong nước: DN ngày càng phát triển khi hướng pháp luật và chính sách nhà nước luơn tạo điều kiện thuận lợi và ngược lại. Chẳng hạn, những chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh đối với một số ngành nghề là chủ lực của nền kinh tế như khuyến khích xuất khẩu nơng sản, thuỷ sản...Hay hạn chế sản xuất kinh doanh những ngành nghề cĩ ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình xã hội như: rượu bia, thuốc lá..

- Ngồi nước: Đối với những DN hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu sẽ phải chịu áp lực từ chính sách thuế, chính sách bảo vệ nhà sản xuất trong nước xuất- nhập khẩu.

Để chấm điểm chỉ tiêu rủi ro ngành của doanh nghiệp, luận văn cĩ đề xuất trọng số như sau:

Bảng 3.3: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu rủi ro ngành

Chỉ tiêu Tỷ trọng

1. Quy mơ thị trường của ngành 4%

2. Cơng nghệ sản xuất ngành 4%

3. Triển vọng phát triển ngành 4%

4. Chu kỳ kinh doanh của ngành 4%

5. Ảnh hưởng của yếu tố pháp luật đến sự phát triển

ngành 4%

Tổng cộng 20%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 002 (Trang 82 - 84)