Bổ sung nhĩm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 002 (Trang 79 - 82)

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.4.2.2 Bổ sung nhĩm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của DN

Hiện nay, một số các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các ngân hàng trên thế giới đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào một số chỉ tiêu như thị phần, chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, các chiến lược đổi mới cơng nghệ, sự đa dạng của nhà cung cấp, khách hàng và ảnh hưởng của doanh nghiệp trước biến động mơi trường kinh doanh, cụ thể như sau:

Thị phần của doanh nghiệp: thị phần của doanh nghiệp là tỷ số giữa doanh

số bán của doanh nghiệp và tổng doanh số bán của ngành.

Thị phần của DN(%)=100 x (Doanh số bán ước tính của DN)/ (Doanh số ước tính của ngành)

Thị phần càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động cĩ hiệu quả và khả năng thu hồi các khoản vay là rất lớn. Thị phần của doanh nghiệp cho thấy vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Các doanh nghiệp cĩ quy mơ lớn sẽ cĩ nhiều điều kiện thuận lợi để hạ thấp chi phí sản xuất và định giá sản phẩm thấp hơn so với các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường. Thị phần của doanh nghiệp cịn chịu ảnh

hưởng của các yếu tố khác như: mạng lưới phân phối, hiệu quả cơng tác marketing…

Chất lượng sản phẩm : Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra cĩ thể

nĩi dựa trên phương diện chất lượng sản phẩm. Những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đạt chất lượng tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới với giá cả hợp lý nữa sẽ giành được ưu thế trong cạnh tranh. Để đạt được chất lượng sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường, doanh nghiệp phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh nhằm tạo sản phẩm cĩ tính độc quyền.

Ngân hàng đánh giá chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cĩ thể căn cứ vào các Chứng nhận ISO, hàng Việt Nam chất lượng cao.. mà doanh nghiệp đạt được, được cấp bởi các cơ quan cĩ thẩm quyền.

Chiến lược đổi mới cơng nghệ: Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp được

đánh giá trong mối quan hệ tương tác với trình độ cơng nghệ và tốc độ thay đổi cơng nghệ của ngành. Chiến lược thay đổi cơng nghệ địi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí cần thiết, cĩ định hướng đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển ngành, đồng thời cũng phải phù hợp với những điều kiện riêng như:

_Phù hợp với tiềm lực tài chính, yêu cầu khả năng hồn vốn và khả năng thanh khoản của DN.

_Phù hợp với bối cảnh nền kinh tế

Do vậy, cơng nghệ rất quan trọng trong nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đĩ doanh nghiệp nào nhạy bén trong đầu tư đổi mới cơng nghệ sản xuất sẽ nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình.

Nhãn hiệu sản phẩm: danh tiếng nhãn hiệu sản phẩm là một yếu tố khơng

kém phần quan trọng ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của DN. Người tiêu dùng thường lựa chọn mua những mặt hàng cĩ thương hiệu nổi tiếng đơi khi khơng quan tâm đến giá cả. Do vậy doanh nghiệp cĩ nhiều sản phẩm thương hiệu tốt sẽ cĩ khả năng sinh lợi cao hơn các đối thủ cĩ cùng điều kiện sản xuất và cĩ nhiều điều kiện để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Đa dạng hố sản phẩm, nhà cung cấp và khách hàng của DN: Số lượng

hay khan hiếm, ổn định hay khơng ổn định, trong nước hay ở nước ngồi…làm ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp. Do vậy, cần đa dang hĩa hoạt động kinh doanh như đa dạng hĩa các sản phẩm, đa dạng hố khách hàng và nhà cung cấp. Việc đa dạng hĩa hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phân tán được rủi ro, giúp doanh nghiệp khơng bị phụ thuộc và chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu và nguồn tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề sẽ dễ dàng đối phĩ khi một ngành nào đĩ gặp phải những điều kiện bất lợi.

Ảnh hưởng của doanh nghiệp trước những biến động của mơi trường kinh doanh:

_Mơi trường xã hội: DN sẽ bị ảnh hưởng và chịu tác động bởi các nhân tố: số dân số, cơ cấu dân số, tuổi thọ, mức sống, phong cách tiêu dùng...

_Mơi trường chính trị, pháp luật: xem xét trên tính ổn định chính trị (như khơng khủng bố, bạo loạn, biểu tình..), thuận lợi hay cản trở do pháp luật mang lại (khuyến khích đầu tư, giảm thuế xuất nhập khẩu, cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng...)

_Mơi trường kinh tế: chỉ tiêu nền kinh tế sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến DN như: tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay hay huy động vốn, chính sách tỷ giá hối đối... xem xét trên mức độ hiện tại cĩ ảnh hưởng xấu, tương lai cĩ triển vọng tốt cho DN hay khơng.

_Mơi trường tự nhiên: xem xét những yếu tố thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý...gây thuận lợi hay khĩ khăn cho DN. Mức độ ảnh hưởng từ rất thuận lợi đến hồn tồn bất lợi, gây cản trở cho DN. Tuỳ theo từng ngành nghề KD mà yếu tố này sẽ ảnh hưởng rõ nét hay được bỏ qua trong đánh giá phân tích. Ví dụ:Ngành thủy sản chịu ảnh hưởng từ yếu tố này rất lớn.

Các yếu tố kinh tế vĩ mơ trên luơn cĩ tác động bất ngờ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đĩ doanh nghiệp nào cĩ cơ cấu tổ chức chặt chẽ và nguồn nhân lực cĩ chất lượng cao thì sẽ cĩ khả năng chịu đựng tốt hơn, ít bị ảnh hưởng trước những biến động của mơi trường kinh doanh.

Việc bổ sung nhĩm chỉ tiêu trên để phân tích vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp cĩ ý nghĩa giúp BIDV đánh giá được tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường mạnh hay yếu và khả năng đứng vững của doanh nghiệp trước những áp lực cạnh tranh. Bởi, tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp và do đĩ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, BIDV cần phải đưa các chỉ tiêu này vào hệ thống chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp.

Để chấm điểm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, luận văn cĩ đề xuất trọng số như sau:

Bảng 3.2: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng

Chỉ tiêu tỷ trọng

1. Thị phần của doanh nghiệp 3%

2. Chất lượng sản phẩm 2.5%

3. Chiến lược đổi mới cơng nghệ 2.5%

4. Đa dạng hĩa khách hàng 2.5%

5. Đa dạng hĩa nhà cung cấp 2.5%

6. Danh tiếng nhãn hiệu sản phẩm 2.5%

7. Hiệu quả cơng tác tiếp thị 2.5%

8. Ảnh hưởng của doanh nghiệp trước biến động mơi trường kinh doanh

2%

Tổng cộng 20%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam 002 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)