2.2.1. THỰC TRẠNG KINH TẾ VĨ MÔ
Về tăng trưởng kinh tế : Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ suy thoái kinh tế
chung nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đảm bảo tăng trưởng dương. Cụ thể : năm 2009 GDP đạt 5.2% thấp hơn mức 6.18% của năm 2008 nhưng cao hơn so với mục tiêu Quốc hội đề ra là khoảng 5%. Sang năm 2010, 6 tháng đầu năm GDP đã tăng 6.2%. Tốc độ tăng như trên là tương đối chậm nhưng xét trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thối, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì kết quả trên là một thành công lớn.
Về lạm phát : Tỷ lệ lạm phát trong hai tháng đầu năm 2010 so với cuối năm trước
đó tăng khá cao, ở mức 3.35%. Tốc độ tăng CPI tháng 2 theo năm lên tới 8.46%, và xu hướng tăng lạm phát theo năm chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính đến tháng 11/2010, tỷ lệ lạm phát đã chạm tới ngưỡng 11.5%.
Thị trường ngoại hối : Năm 2008 thị trường ngoại hối có những diễn biến phức
tạp đối với tỷ giá USD/VNĐ do 2 nguyên nhân chính sau : Thứ nhất, sự tham gia của các dòng tiền “nóng” của đầu tư gián tiếp nước ngồi (FII) trong quý I/2008 đã khiến cung ngoại tệ dư thừa, góp phần đẩy tỷ giá USD/VND liên tục giảm. Sau đó, chính sự tháo lui của dịng tiền này khỏi Việt Nam trong các tháng 5, 6, 10 và 11 đã tạo sức ép lên nguồn ngoại tệ, đẩy tỷ giá tăng đột biến. Nguyên nhân thứ hai và xuyên suốt những biến động tỷ giá chính là tâm lý đầu cơ găm giữ ngoại tệ trong doanh nghiệp và dân cư. Sang năm 2009, tỷ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% và hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ được xem là yếu tố chính khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do có lúc lên sát 19.000 VND. Trước những căng thẳng thị trường ngoại hối, NHNN đã phải can thiệp bằng cách bán đơla Mỹ cho các NHTM giúp bình ổn thị trường.
Về chính sách tiền tệ, mặc dầu Ngân hàng Nhà nước đã giảm được tăng trưởng tín
dụng vào cuối năm ngối, nhưng sự tăng trưởng tín dụng từ tháng 3 cho đến tháng 11/2009 là một nguyên nhân thúc đẩy lạm phát tăng cao vào đầu năm nay. Tăng
trưởng tín dụng đã giảm mạnh vào tháng 12/2009, nhưng cả năm tăng trưởng tín dụng ở mức 37,7%, và tốc độ tăng trưởng cung tiền ở mức 26,6%.
Về chính sách tài khóa, thâm hụt ngân sách là khá cao do Chính phủ tăng chi tiêu
và giảm thuế vào năm ngối nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Quy mơ lớn của gói kích cầu trị giá gần 7 tỷ Đô la đã được các nhà kinh tế cảnh báo về nguy cơ gây lạm phát từ đầu năm. Trong năm ngoái, thâm hụt ngân sách lên tới 6,9% GDP, là mức cao so với mức chấp nhận thông thường ở mức 5% GDP ở Việt Nam. Tăng chi tiêu Chính phủ khiến cho cầu về hàng hóa tăng, thúc đẩy giá tăng, đồng thời thâm hụt ngân sách liên tục sẽ gây áp lực cho in tiền để tài trợ cho các khoản chi tiêu của Chính phủ.
Thêm một vấn đề nữa, đó là hiện đang có nhiều tranh luận xung quanh việc đánh thuế vào giao dịch trái phiếu đối với NĐTNN theo Thông tư số 64/2010/TT- BTC ban hành vào 22/04/2010 của Bộ tài chính. Nên hay khơng nên đánh thuế vào lúc này?
Về chính sách tỷ giá, trong vịng chưa đầy ba tháng vào cuối năm ngối và đầu năm nay, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá hai lần theo hướng giảm giá tiền đồng.
Các công cụ điều hành chính sách vĩ mơ của Chính phủ có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển TTTP. Môi trường kinh tế vĩ ổn định sẽ tạo điều kiện để TTTP phát huy thế mạnh trong vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế.
2.2.2. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM.
Thị trường trái phiếu là một bộ phận của TTCK, là một kênh huy động vốn tiềm năng không những cho các dự án của chính phủ mà cịn cho các dự án của tư nhân. Thị trường trái phiếu Việt Nam bao gồm các hàng hoá chủ yếu là TPCP, TPCQĐP, TPDN (bao gồm cả trái phiếu của NHTM). Các trái phiếu này chiếm lĩnh vai trò chủ yếu trên thị trường vốn.Tuy nhiên, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay vẫn còn nhỏ, đạt khoảng 17% GDP so với tổng tài sản tài chính cả nước. Tính đến nay, có khoảng 561 loại trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng mệnh giá niêm yết là 179,911.771 tỷ đồng, chiếm khoảng
70% giá trị toàn thị trường. Trong các loại trái phiếu đã được phát hành và giao dịch trên TTCK Việt Nam, TPCP chiếm ưu thế trên thị trường với 506 loại (chiếm 81% thị phần), TPCQĐP thấp nhất là 7 loại, còn lại là trái phiếu của BIDV và Tổng công ty Điện Lực Việt Nam (EVN) phát hành. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thị trường TPCP phát hành bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2007, với tốc độ tăng 83% và lượng lưu hành khoảng 8,3 tỷ USD. Lượng trái phiếu KBNN lưu hành tăng 16%, trong khi lượng trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phát hành tăng trưởng mạnh nhất và ngân hàng này hiện chiếm 30% lượng trái phiếu công đang được lưu hành.
Thị trường trái phiếu nội tệ do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong năm 2007, với mức tăng lên tới 251% - cao nhất trong số các thị trường đang nổi lên ở Đông Á - và lượng phát hành mới trên 1,1 tỷ USD. Dư nợ TPCP trên tổng dư nợ trái phiếu Việt nam tính đến cuối năm 2009 đạt 16.9%, dư nợ TPDN trên tổng dư nợ trái phiếu Việt nam mới đạt 11% trong khi con số tương ứng của Thái Lan là 33%, Malaysia 50%, Hàn Quốc 51%. Phần lớn các doanh nghiệp phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp đã niêm yết, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngồi ra cịn có các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát điện, đóng tàu, giao thơng, dệt may, và các ngân hàng.
TPCQĐP được chính quyền địa phương phát hành dưới sự cho phép của Chính phủ. Hiện nay, mới chỉ có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai phát hành TPCQĐP để huy động vốn. Số trái phiếu này được phát hành thông qua các kênh đấu giá, bảo lãnh và đại lý phát hành. Tuy nhiên, tính thanh khoản của loại trái phiếu này rất thấp.
Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch phần lớn chỉ tập trung ở thị trường sơ cấp, ở thị trường thứ cấp khối lượng giao dịch trái phiếu rất nhỏ giọt.Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những khởi sắc trong một vài năm gần đây cả khu vực Chính phủ và doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đã làm cho thị trường trái phiếu hoạt động kém hiệu quả.
2.2.3. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Hoạt động phát hành TPCP qua hệ thống KBNN đã được thực hiện từ năm 1991. Lúc này, KBNN đóng vai trị là kênh phát hành TPCP duy nhất để huy động vốn từ ngắn hạn để bù đắp thâm hụt tạm thời NSNN thơng qua việc phát hành tín phiếu KBNN đến việc huy động vốn dài hạn thông qua phát hành cơng trái. Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh thị trường tài chính thì TPCP là một hàng hóa do đó cần phải có một thị trường là nơi mà TPCP khơng chỉ được bán ra mà cịn được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán, thể hiện quan hệ cung cầu TPCP. Ở góc độ này, KBNN chỉ có thể là một bộ phận cung TPCP chứ khơng thể hình thành thị trường TPCP qua hệ thống kho bạc mà thị trường TPCP phải là một bộ phận của TTCK. Đến năm 2000, thêm hai phương thức phát hành TPCP: phương thức đấu thầu qua thị TTCK và bảo lãnh phát hành.
Hiện nay, TPCP được KBNN và VDB phát hành hàng năm với khối lượng chủ yếu thông qua các kênh bảo lãnh phát hành và đấu thầu qua TTGDCK.
2.2.3.1. Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ
2.2.3.1.1. Giai đoạn 2000-2005 : giai đoạn TTTP “chập chững biết đi”
Ở giai đoạn này, TTTP đang ở giai đoạn đầu hình thành và khởi động mặc dù khái niệm TPCP đã xuất hiện từ năm 1991, nhưng phải đến năm 2000 TPCP mới
thực sự được công nhận là một loại hàng hóa giao dịch trên TTCK khi Trung tâm giao dịch chứng khốn Tp.HCM chính thức đi vào vận hành vào ngày 20/7/2000.
Thời gian này, chỉ có một số ít TPCP được niêm yết và giao dịch. Do thị trường mới đi vào hoạt động nên việc tham gia đấu thầu chỉ mang tính thăm dị. Chính vì vậy mà trong 5 năm đầu tiên, thị trường dường như không thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng đầu tư và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành nền kinh tế cũng như tới các tổ chức tham gia đấu thầu. Phương thức phát hành trái phiếu chủ yếu là đấu thầu qua NHNN ( chiếm 53%), còn lại là bán lẻ qua hệ thống KBNN (23.5%) Bảo lãnh phát hành (11%);Bảo hiểm xã hội mua (6.7%); Đấu thầu qua 02
TTGDCK (chỉ chiếm 4.9%). Chúng ta có thể nhận định được điều này thông qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn TPCP từ năm 2000 đến 2005
ĐVT : VNĐ - tỷ đồng; TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng cộng 1
Đấu thầu qua
NHNN
* Bằng VNĐ 4,521.00 3,736.00 7,969.00 15,130.00 18,441.00 20,901.00 70,668.00
* Bằng USD - - - 9,000.00 5,500.00 - 14,500.00
2
Đấu thầu qua 2 TTGDCK * Bằng VNĐ 600.00 1,333.00 231.00 672.00 1,419.40 2,235.00 6,490.40 * Bằng USD - - - - - - 3 Bảo lãnh phát hành (VNĐ) 500.00 250.00 - 1,650.00 2,390.00 9,945.00 14,735.00 4 Bán lẻ qua KBNN * Bằng VNĐ 4,316.00 2,667.10 4,117.00 6,790.20 5,804.00 7,736.00 31,430.30 * Bằng USD - - - 24,034.00 38,858.00 - 62,892.00 6 BHXH mua (VNĐ) - - - 1,500.00 2,000.00 5,500.00 9,000.00 Tổng cộng : * Bằng VNĐ 9,937.00 7,986.10 12,317.00 25,242.20 30,024.40 46,317.00 132,323.70 * Bằng USD 33,034.00 44,358.00 77,392.00
(Nguồn : Bộ Tài chính, HASTC, NHNN và HOSE)
2.2.3.1.2. Giai đoạn 2006-10/2010 : Giai đoạn “thăng trầm” cùng TTTP
Tình hình đấu thầu TPCP qua TTGDCK :
Từ năm 2006-10/2010, KBNN và VDB đã tổ chức được 203 đợt đấu thầu TPCP huy động được 62,584.70 tỷ đồng cho NSNN. Hoạt động đấu thầu TPCP qua TTGDCK theo từng năm cụ thể như sau :
+ Năm 2006, có tổng cộng 21 đợt đấu thầu TPCP với tổng khối lượng trúng thầu là 7,885 tỷ đồng. Tỷ lệ đấu thầu thành cơng đạt 67.1%. Đây là năm có tỷ lệ trúng thầu cao nhất kể từ giai đoạn 2005-2010.
+ Năm 2007, HASTC đã thực hiện tổng cộng 44 đợt đấu thầu TPCP với tổng khối lượng gọi thầu trong năm này là 29,016 tỷ đồng, khối lượng trúng thầu tương đối cao là 18,939 tỷ đồng. Tỷ lệ đấu thầu thành công đạt 65.27%.
+ Năm 2008, cũng có số phiên đấu thầu bằng năm 2007 là 44 đợt với tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu là 31,700 tỷ đồng, tuy nhiên tổng khối lượng trúng thầu tương đối thấp chỉ đạt 7,008 tỷ đồng. Tỷ lệ đấu thầu thành công đạt 22.11%.
+ Năm 2009, là năm có tỷ lệ đấu thầu TPCP thành cơng thấp nhất kể từ năm 2006 với số phiên đấu thầu lên tới 70 phiên, tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu là 64,000 tỷ đồng trong khi đó tổng khối lượng trúng thầu chỉ được 2,595.7 tỷ đồng. Tỷ lệ đấu thầu thành công đạt 4.06%, khá thấp so với năm 2007 và 2008. Tuy nhiên, trong năm này việc đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ (USD) lại khá thành công khi 750 triệu USD trái phiếu ngoại tệ được đưa ra đấu thầu đã trúng thầu 460.11 triệu USD, tỷ lệ thành công đạt 61.35%.
+ Năm 2010, trong 10 tháng đầu năm, 24 phiên đấu thầu TPCP qua sàn HASTC đã huy động được 26,157 tỉ đồng cho NSNN.
Năm 2006 đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong hoạt động đấu thầu TPCP, đặc biệt là sau khi có Quyết định số 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tập trung đấu thầu TPCP tại HASTC. Chỉ sau 3 tháng kể từ ngày Quyết định này ra đời, HASTC đạt được những thành công bước đầu khi tổ chức thành công 4 đợt đấu thầu TPCP theo kế hoạch huy động vốn của Kho bạc Nhà nước, huy động được 1,200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, đạt 80% khối lượng gọi thầu. Tính chung cho cả năm 2006, đã huy động được 7,885 tỷ đồng cho NSNN, cao gấp 3.3 lần so với năm 2005 (năm 2005 đạt 2,235 tỷ đồng).
Sự góp phần tạo nên thành công trong năm 2006 là số thành viên tham gia đấu thầu lên tới 86 thành viên với tổng khối lượng đăng ký đấu thầu là 13,013 tỷ đồng, vượt mức khối lượng trái phiếu gọi thầu lúc ban đầu. Các trái phiếu trúng thầu chủ yếu tập trung ở kỳ hạn dài từ 5 năm đến 15 năm, trong đó trái phiếu 5 năm trúng thầu nhiều nhất với tổng khối lượng là 3,728 tỷ đồng.
Cũng cần phải nói rằng, chính sự thành cơng này đã tạo đà cho những cuộc đấu thầu của năm 2007. Tuy nhiên, trong năm này nền kinh tế Việt Nam có những biểu hiện vĩ mơ xấu như lạm phát tăng cao, ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, NSNN bị thâm hụt …Vì vậy, nhu cầu vốn cần huy động cho ngân sách thông qua kênh này tăng cao. Nếu như trong năm 2006 chỉ có tổng cộng 21 đợt đấu thầu TPCP, thì năm 2007 có đến 44 đợt đấu thầu TPCP, khối lượng trái phiếu gọi thầu là 29,016 tỷ đồng cho cả 4 loại kỳ hạn (3 năm; 5 năm; 10 năm và 15 năm).
Việc huy động vốn trong năm nay gặp nhiều khó khăn hơn vào những tháng cuối năm, biểu hiện là khối lượng TPCP đấu thầu qua các quý có xu hướng giảm dần mặc dù khối lượng người đăng ký đấu thầu tương đối cao, gấp 3.65 lần khối lượng gọi thầu. Nếu như trong quý I/2007, đấu thầu TPCP đạt tỷ lệ thành cơng 99%, thì đến quý II/2007 giảm xuống còn 82.46% và đến cuối quý III/2007, con số này chỉ cịn 58.39%. Điển hình là tại phiên đấu thầu TPCP ngày 5/9, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 100 tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu 700 tỷ đồng, tỷ lệ thành công ở mức rất khiêm tốn: 14.2%. Ba phiên đấu thầu trước đó (ngày 3/7, ngày 10/8 và ngày 16/8) lần lượt chỉ đạt 25%, 28.57%, và 33.33% (đối với TPCP kỳ hạn 5 năm). Đặc biệt, phiên đấu thầu 200 tỷ đồng TPCP (kỳ hạn 15 năm, phát hành ngày 27/9/2007 dưới hình thức ghi sổ) do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành diễn ra vào chiều 25/9/2007 tại HASTC cũng thất bại. Ngay cả phiên đấu thầu TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 16/2007 loại kỳ hạn 5 năm diễn ra vào chiều 4/10/2007 kết quả cũng lại như phiên đấu thầu TPCP hôm 25/9, tồn bộ 500 tỷ đồng khơng phát hành được.
Tuy nhiên, trong năm 2007 có những diễn biến ngược chiều nhau. Trong khi nhiều phiên đấu thầu TPCP phát hành theo hình thức riêng lẻ bị thất bại thì đợt đấu thầu TPCP theo lô lớn lại thành công khá bất ngờ. Trong đợt phát hành trái phiếu đầu tiên với lãi suất 6.875%, đáo hạn vào năm 2016, để huy động vốn cho ngành đóng tàu, nhu cầu của các nhà đầu tư đã cao gấp 6 lần so với số trái phiếu thực tế được phát hành. Trung tuần tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên được phát hành đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300... tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua hết “veo” với mức lãi suất thấp nhất 6.8%/năm trong vòng ba năm trở lại đây (2005-2007). Sự kiện thành cơng ngồi mong đợi này đã được các tổ chức nước ngoài đánh giá cao. Ngay sau những đợt phát hành thành công trên, hạng mức tín nhiệm của VN cũng được các tổ chức nước ngoài nâng lên,