2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP
2.2.6.1. Trái phiếu quốc tế do chính phủ phát hành
Cho đến nay, Chính phủ Việt Nam mới chỉ phát hành được hai đợt trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Năm 2005, sau khi phát hành thành công 750 triệu USD trái ra thị trường quốc tế (tại New York), thời hạn trái phiếu là 10 năm. Giá bán cuối cùng của trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng 98.223% mệnh giá, với lãi suất là 6.875%/năm, tính ra theo lãi suất của nó, lãi suất của 100% mệnh giá trái phiếu là 7.125%/năm. So với một số nước có mức độ tín nhiệm tương đương Việt Nam thì lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp hơn. Cụ thể, lãi suất trái phiếu cùng
kỳ hạn của Philippin là 8.075%/năm, của Inđônêsia là 7.75%/năm. Về mức độ giao dịch, Việt Nam cũng hơn hẳn Inđơnêsia khi có tới 255 nhà đầu tư lớn đặt mua TPCP Việt Nam với tổng trị giá lên tới 4.5 tỷ USD, gấp 6 lần lượng chào bán. Trong khi trước đó chỉ có 150 nhà đầu tư đặt mua trái phiếu của Chính phủ Inđơnêsia. Có thể nói rằng, sự thành cơng ngồi mong đợi của đợt phát hành này đã thực sự mở ra cho Chính phủ cũng như DNVN tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường quốc tế.
Đợt phát hành đầu tiên thành công đã làm bước đệm cho đợt phát hành TPQT lần thứ hai vào ngày 25/01/2010 tại New York, huy động thành cơng 1 tỷ USD TPQT có kỳ hạn 10 năm với lãi suất danh nghĩa là 6.75%/năm. Theo đó, lợi tức phát hành là 6.95%/năm. Lợi tức này cao hơn trái phiếu có cùng kỳ hạn của Philippin và Inđônesia từ 1.25-1.5% (của Philippin là 4.84-4.88% và Inđônesia là 5.05-5.14%). Đợt phát hành này đã thu hút được nhiều NĐTNN tham gia giao dịch với 56% từ các nhà đầu tư Mỹ, 28% từ nhà đầu tư châu Á và 16% là từ các nhà đầu tư châu Âu. Trong đó, các quỹ đầu tư và công ty quản lý tài sản là nắm giữ nhiều nhất với 73%, các quỹ hưu trí 10%, khối ngân hàng và các nhà đấu tư khác là 7%. Lượng đăng ký giao dịch cao gấp 2.4 lần khối lượng dự kiến phát hành. Ngay sau đợt phát hành thành cơng trên, hạng mức tín nhiệm của VN đã được S&P xếp ở mức BB, cao hơn Philippin và Inđônesia một bậc. Đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế lần hai này là sự tiếp tục mở ra kênh huy động vốn trên thị trường quốc tế của Chính phủ và DNVN trong thời gian tới.
Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD TPQT này được tập trung vào các mục tiêu: (i) hoàn trả vốn NSNN, (ii) giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng cơng ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển).