2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
2.3.2.2. Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp
Thị trường trái phiếu Việt Nam có quy mơ q nhỏ, hiện nay chỉ chiếm khoảng 17% GDP. Giao dịch chủ yếu là TPCP, trong khi trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành còn hạn chế, TPCQĐP hầu như không được quan tâm mặc dù hai loại trái phiếu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc huy động vốn nhằm phát triển kinh tế xã hội cho địa phương cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng lại chưa phát huy được thế mạnh ngay trong việc đấu thầu trên TTTP sơ cấp.
TTTP Việt Nam không chỉ nhỏ về quy mô mà tính thanh khoản của các loại trái phiếu cịn thấp. Tính thanh khoản thấp xuất phát từ :
y Thị trường TPCP thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng cung cấp thanh
khoản cho các TPCP như các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. TPCP phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn, trong khi những người nắm giữ trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc). Nhu cầu giao dịch phái sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế
tính thanh khoản của trái phiếu. Mặt khác, mặc dù lãi suất TPDN hấp dẫn nhưng vì tính thanh khoản kém, thiếu vắng các tổ chức tài chính trung gian làm nhà tạo lập thị trường cho TPDN nên cũng không thu hút các nhà đầu tư.
y Phí giao dịch cao : Theo quy định, việc giao dịch trái phiếu Chính phủ phải
thơng qua các CTCK- là tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để một giao dịch trái phiếu Chính phủ 100 tỉ đồng được hồn tất thì nhà đầu tư phải mất đến cả 100 triệu đồng tiền phí, mà thơng thường những giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ là những giao dịch lớn, ít nhất có giá trị từ 100-300 tỉ đồng. Chính điều này làm cho thị trường TPCP Việt Nam không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhất là các NH nước ngoài.