Các chủ thể tham gia thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 25 - 27)

1.2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

1.2.5.4. Các chủ thể tham gia thị trường

Sự tham gia của các chủ thể trên TTTP góp phần tạo nên một TTTP sôi động. Các chủ thể tham gia TTTP cũng rất đa dạng, có thể chia thành bốn nhóm như sau:

™ Chủ thể phát hành: Là những người huy động vốn trên thị trường bằng cách

phát hành và bán các chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Các chủ thể này bao gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là Chính phủ và các doanh nghiệp.

Chủ thể phát hành là Chính phủ trung ương

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách, đầu tư vào các dự án trọng điểm của quốc gia. Ngồi ra, chính phủ có thể phát hành các loại tín phiếu như : tín phiếu kho bạc hay tín phiếu bắt buộc để can thiệp vào thị trường tiền tệ hay thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Chính phủ có thể tự đứng ra phát hành hoặc thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp hoặc chính quyền địa phương hoặc ủy thác cho các tổ chức phát hành như Kho bạc Nhà nước (KBNN), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). Các phương thức phát hành TPCP chủ yếu hiện nay là : Đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành.

Chủ thể phát hành là doanh nghiệp

Khi có nhu cầu vốn để tăng quy mô hoạt động, đầu tư cho các dự án quan trọng của công ty hay tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp sẽ tiến hành phát hành trái phiếu, tùy theo tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp và quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp mà họ sẽ chọn loại trái phiếu nào sẽ được phát hành. So với phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu có những ưu điểm vượt trội như sau :

+ Phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp huy động được lượng vốn lớn. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu trên 1.000 tỷ đồng thì họ có thể tiếp cận nguồn vốn từ phát

phát hành trái phiếu dễ dàng hơn so với đi vay hay phát hành cổ phiếu.

+ Khi doanh nghiệp muốn tăng vốn hoạt động, doanh nghiệp có thể huy động vốn thơng qua phát hành trái phiếu thay vì phát hành thêm cổ phiếu, làm như vậy sẽ pha loãng quyền sở hữu của các cổ đông của công ty. Phát hành trái phiếu chỉ là hành vi vay nợ trên thị trường và kết thúc nghĩa vụ trả nợ khi trái phiếu đáo hạn, nghĩa là không ảnh hưởng đến quyền lợi của trái chủ khi nắm giữ nó.

+ So với phương thức huy động vốn qua kênh truyền thống là ngân hàng thì chi phí vay rẻ hơn rất nhiều. (Hiện nay, nếu vay tín dụng với cùng loại kỳ hạn doanh nghiệp sẽ phải chịu mức lãi suất rất cao từ 16-19%/năm. Trong khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ ấn định lãi suất trong khung từ 10-12.5%. Hoặc nếu phát hành cổ phiếu doanh nghiệp phải trả cổ tức hàng năm rất cao khoảng 12-15% đồng thời phải đảm bảo mức lợi nhuận sau thuế tối thiểu là 20%)

+ Cho phép doanh nghiệp có thể khai thác địn bẩy tài chính và tận dụng các lợi thế về thuế. Chi phí lãi trái phiếu tính trên số nợ vay mà cơng ty phải trả cho người nắm giữ trái phiếu của công ty sẽ được trừ khỏi lợi nhuận của công ty trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Khi doanh nghiệp giải thể hay thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu

™ Chủ thể đầu tư : Là những người có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và họ dùng

số vốn này đầu tư vào thị trường chứng khoán bằng cách mua vào các chứng khoán đang được phát hành và giao dịch trên thị trường nhằm thụ hưởng những khoản thu nhập trong tương lai. Thu nhập trong tương lai có thể là thu nhập từ cổ tức, trái tức hoặc chênh lệch giá khi họ chuyển nhượng các chứng khốn trên thị trường. Có thể phân loại chủ thể này thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân chính là các cá nhân hoặc nhóm cá nhân trong nền kinh tế, nhóm chủ thể này dùng nguồn thu nhập thường xuyên hay nguồn vốn tiết kiệm của mình để mua các chứng khoán. Nhà đầu tư tổ chức chính là các tổ chức kinh tế trong xã hội như các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các cơng ty tài chính, các quỹ hưu bổng, quỹ hỗ tương…và họ có thể dùng vốn nhàn rỗi hay vốn đầu tư của mình để mua các chứng khốn nhằm gia tăng thu nhập trong tương lai.

™Chủ thể trung gian : Là những người có vai trị mơi giới, tư vấn hay bảo lãnh

cho chủ thể phát hành ở thị trường sơ cấp, là người tư vấn và môi giới cho chủ thể đầu tư trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra, để trở thành chủ thể trung gian thì họ phải là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và lúc này ngồi vai trị nêu trên thì chủ thể trung gian cịn được phép mua hay bán các chứng khoán trong danh mục đầu tư của mình, do đó lúc này họ cịn đóng vai trị là nhà đầu tư trên thị trường. Chủ thể trung gian có thể chia làm hai loại: Nhà trung gian cá nhân (thể nhân) và tổ chức trung gian như các công ty chứng khốn.

Ngồi các chủ thể tham gia thị trường đã đề cập trên đây, cịn có cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan giám sát thị trường, sàn giao dịch chứng khoán và Hiệp hội TTTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)