Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 99)

2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP

3.3. Các giải pháp phát triển TTTP Việt Nam

3.3.1. Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ

3.3.1.1. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thơng tin

Kinh nghiệm từ các TTTP nước ngoài cho thấy, thị trường vốn chỉ có thể phát triển mạnh khi có một cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại và phù hợp với các thành viên tham gia trên thị trường. Vì vậy, cần nâng cấp TTTP chuyên biệt, thực hiện kết nối liên thông với hệ thống thanh tốn của ngân hàng và hiện đại hóa trung tâm lưu ký chứng khoán để phát triển thị trường vốn nói chung và TTTP nói riêng.

3.3.1.2. Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn

Thực tế tại các nước có TTTP phát triển cho thấy, đường cong lãi suất có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ đối với các nhà phát hành (hạn chế rủi ro), các nhà đầu tư (xác định được giá theo thị trường, quyết định đầu tư trên cơ sở phân tích được rủi ro của khoản đầu tư cũng như lợi tức thu được) mà cịn rất có ý nghĩa đối với các nhà trung gian (phát triển các công cụ phái sinh và tạo lập thị trường qua các giao dịch mua bán có kỳ hạn và giao dịch tương lai). Do đó, để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường cần phải điều hành lãi suất TPCP theo hướng linh hoạt, từng bước tiến tới dỡ bỏ lãi suất chỉ đạo tại mỗi cuộc đấu thầu, thay vào đó là áp dụng lãi suất theo hướng chuyển động của thị trường. Bên cạnh đó, phương thức trả lãi cũng cần phải linh hoạt như : trả lãi trước, trả lãi định kỳ…

3.3.1.3. Chuẩn hóa hàng hóa trên TTTP

Nên có văn bản hướng dẫn để cơ cấu lại hàng hóa theo hướng giảm bớt số mã niêm yết trên thị trường thứ cấp, cải tiến phương thức phát hành theo hướng ưu tiên phát hành trái phiếu lô lớn, giảm bớt tần suất phát hành, để tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường thứ cấp và tăng tính thanh khoản cho trái phiếu, đồng thời tập trung hoàn thiện hệ thống để đưa trái phiếu ngoại tệ vào giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khốn chun biệt. Ngồi ra, để đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường tài chính, cần tạo sức hấp dẫn cho các trái phiếu có kỳ hạn dài như 10 -15 năm thay vì 1-5 năm.

Nên thống nhất các loại trái phiếu có cùng kỳ hạn, cùng thời gian đáo hạn thì phải có cùng mức lãi suất. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể hình thành đường cong lãi suất cũng như định giá trái phiếu một cách dễ dàng.

3.3.1.4. Cải tiến công tác kế hoạch, thực hiện công khai minh bạch thông tin

Cải tiến công tác kế hoạch, công tác phát hành bằng cách tăng lượng phát hành đều đặn hơn, tuy nhiên phải tránh thời gian phát hành quá gần nhau hay phát hành liên tục gây chồng chéo triệt tiêu lẫn nhau giữa các đợt phát hành hay giữa các phương thức phát hành với nhau, làm cho kết quả phát hành thấp đồng thời gây kém hiệu quả cho các đợt phát hành tiếp theo.

Thực hiện công khai minh bạch thông tin kể cả thông tin về kế hoạch huy động vốn và thông tin về kết quả phát hành vì đây là điều tối cần thiết cho các nhà đầu tư trái phiếu chủ động trong việc xây dựng danh mục đầu tư và sử dụng nguồn vốn của mình để tham gia vào TTTP. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt cơ chế công bố thông tin theo thông lệ quốc tế.

3.3.1.5. Thu hút đầu tư và phát triển các nhà kiến tạo thị trường

Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp, bao gồm các nhà tạo lập thị trường; thực hiện cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt. Điều hành lãi suất TPCP để đảm bảo vai trò định hướng và tham chiếu cho các loại lãi suất khác, hình thành đường cong lãi suất chuẩn của thị trường.

Khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ hưu trí…) tham gia đầu tư trên thị trường theo quy định của pháp luật. Thực hiện lộ trình mở cửa đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo lộ trình đã cam kết;

3.3.1.6. Phát triển các hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ repo trái phiếu và các sản phẩm phái sinh trên thị trường trái phiếu

Đầu tư vào chứng khốn nói chung và trái phiếu nói riêng ln chứa đựng yếu tố rủi ro. Vì vậy để hạn chế hoặc loại bỏ rủi ro, các chủ thể tham gia trên thị trường cần phải có các cơng cụ tự bảo hiểm rủi ro như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hợp đồng hóan đổi. Vì vậy, từng bước phát triển thị trường hợp đồng mua lại (repo), thị trường hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng đầu tư lệch lạc hay sử dụng công cụ phái sinh cho mục đích đầu cơ do những sản phẩm phái sinh này ở Việt Nam cịn khá mới mẻ, Chính phủ phải tạo dựng khuôn khổ pháp lý dành cho hoạt động này. Trong đó, phải quy định rõ ràng về chi phí giao dịch, số quyền chọn tối đa…Đồng thời, cần nâng cấp hệ thống giao dịch tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền, tuyên truyền cũng như nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong đầu tư.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh và khuyến khích hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, phát triển nghiệp vụ thị trường mở.

3.3.1.7. Để đảm bảo cho TTTP hoạt động ổn định, bền vững, lâu dài, ngồi những giải pháp nêu trên, Chính phủ cần thực hiện đồng thời những giải pháp sau đây:

™ Chính phủ nên đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn TPCP hiện nay và của một số năm trước chưa giải ngân hết chuyển sang. Phấn đấu sang năm 2011, vốn trái phiếu của năm nào giải ngân hết năm đó, khơng điều chuyển nguồn vốn TPCP sang các năm tiếp theo mà sử dụng hết theo từng năm.

™ Nên xem xét và ban hành các loại thuế suất phù hợp với từng đối tượng tham gia.

Tránh việc ban hành các loại thuế gây cản trở thu hút đầu tư như thuế suất đánh vào các nhà đầu tư nước ngoài đến từ giao dịch trái phiếu. Thay vào đó là các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tư vào TTTP Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh TTTP Việt Nam còn non trẻ, chưa phát triển thì càng cần phải có biện pháp kích cầu đầu tư. Khi thị trường đủ lớn và đủ mạnh thì hãy tiến hành áp dụng loại thuế suất này.

™ Cần tạo được sự thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của việc tái cấu trúc thị

trường tài chính theo hướng phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ của ba thị trường: tín dụng, chứng khốn và TTTP. Chiến lược tái cấu trúc TTTP cần được cụ thể hóa trong nghị quyết hành động của Chính phủ, trong đó phải đưa ra được những mục tiêu cơ bản mà thị trường này phải đạt được trong thời gian bao lâu.

™ Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm

thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…), vận hành theo các thơng lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.

™ Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường;

mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực.

™ Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khố; hài hồ giữa mục

tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Riêng đối với chính sách tài khố, Chính phủ chỉ đạo cần thực hiện tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả cả trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên; phấn đấu tăng thu NSNN so với dự toán và ưu tiên sử dụng tăng thu để giảm tỷ lệ bội chi ngân sách, tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Điều hành linh hoạt chính sách tín dụng, lãi suất, tỷ giá... Các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà sốt, tập trung bố trí vốn đầu tư cho các cơng trình quan trọng, cấp bách, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2010 - 2011.

™ Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm

tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.

™ Cần phối hợp chặt chẽ công tác điều hành vay bù đắp bội chi và phát hành trái

nhằm đảm bảo ổn định vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và đảm bảo huy động đủ nguồn cho nhu cầu chi ngân sách nhà nước.

™ Tham gia nhiều chương trình hợp tác tài chính của khu vực, như là Asean + 3,

phát triển sáng kiến Chiềng Mai, sáng kiến vùng ABMI… thứ nhất là nhằm mở rộng hệ thống phát hành công trái phiếu xuyên biên giới giúp điều tiết các luồng vốn tư bản một cách hiệu quả hơn. Thứ hai là nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính.

3.3.2. PHÁT TRIỂN TTTP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Ở mọi thời đại, nhu cầu vốn cho việc đầu tư phát triển cũng như tăng ngân sách cho địa phương luôn được xem là vấn đề quan trọng và cấp bách. Đặc biệt, trong bối cảnh như hiện nay, nhu cầu vốn để phát triển đô thị tăng dần theo từng năm, trong khi việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu trở nên khó khăn hơn trước. Vì vậy, để huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa trong thời gian tới, theo tác giả, chính phủ và các chính quyền địa phương nên chú trọng giải quyết những vấn đề sau :

™ Chính phủ tiếp tục khuyến khích các địa phương tham gia huy động vốn trung và

dài hạn trên thị trường trái phiếu để đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

™ Chính phủ nên xem xét và bổ sung thêm một số qui định pháp lý nhằm tăng

cường khả năng huy động vốn đầu tư cho các dự án đầu tư của địa phương thông qua phương thức phát hành loại trái phiếu thu nhập, loại trái phiếu được phát hành dựa trên nguồn thu tài chính của dự án, cơng trình và khơng được cân đối từ ngân sách địa phương. Trái phiếu thu nhập có thể phát hành theo các mục đích như : + Trái phiếu xây dựng nhà ở: tài trợ cho việc xây dựng những khu dân cư cho những gia đình có thu nhập thấp;

+ Trái phiếu hệ thống cấp thoát nước: tài trợ cho những dự án cấp thoát nước cho dân cư và các ngành thuộc khu vực đô thị;

+ Trái phiếu công nghiệp: tài trợ để xây dựng các khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, xử lý nước thải, ơ nhiểm mơi trường …

Bên cạnh đó, Chính quyền các tỉnh cần có chính sách khuyến khích các cơ quan cơng quyền có chức năng cơng ích phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương có thể thực hiện bảo lãnh để tăng thêm uy tín cho đơn vị phát hành.

™ Cần có kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị đi kèm theo với nhiều tiện ích khác

nhau nhằm giúp cho các nhà đầu tư ln có được hàng hóa đa dạng phù hợp với chiến lược đầu tư của mình, qua đó tạo điều kiện cho chính quyền địa phương nâng cao khả năng huy động vốn. Có thể nghiên cứu phát hành trái phiếu đơ thị dưới các hình thức:

+ Trái phiếu đa thời hạn: tức là trái phiếu có nhiều ngày đáo hạn khác nhau. + Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu giá bán thấp hơn mệnh giá.

+Trái phiếu thanh toán từng phần: đây là loại trái phiếu mà chính quyền địa phương thực hiện thanh toán từng phần khoản nợ của trái phiếu theo thời gian. Loại trái phiếu này sẽ tăng thêm độ an toàn cho người sở hữu trái phiếu.

+ Trái phiếu option: cho phép người mua trái phiếu có quyền địi nợ đối với người phát hành tại bất kỳ một thời gian nào đó trong tương lai.

+ Trái phiếu có lãi suất thay đổi: lãi suất của nó có thể được thay đổi và điều chỉnh theo từng thời kỳ khi lãi suất thị trường có sự biến động.

™ Mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương, như quy định nới rộng hơn tỷ lệ

khống chế cho vay nợ của địa phương căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội, năng lực quản lý, quy mô, hiệu quả của dự án đầu tư và khả năng trả nợ để có tỷ lệ khống chế này cho mỗi địa phương. Đồng thời, nên có những quy định riêng cho các đô thị lớn được phép thu một số nguồn thu hoặc các mức phí đặc thù tạo nguồn trả nợ trái

phiếu (ví dụ như phí dịch vụ sử dụng các cơ sở hạ tầng do chính quyền địa phương đầu tư theo nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền”).

™ Tăng cường công tác đào tạo, phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư, đặc biệt nhấn mạnh lợi ích của việc đầu tư vào trái phiếu như ít rủi ro, được miễn thuế đối với thu nhập trái phiếu. Đồng thời, tuyên truyền để công chúng đầu tư thấy rõ được mục đích huy động và hiệu quả sử dụng vốn, cách thức trả nợ gốc và lãi để họ tin tưởng hơn vào trái phiếu do các địa phương phát hành.

™ Cần xây dựng chiến lược phát triển của địa phương phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và bảo đảm phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho phù hợp.

™ Lập kế hoạch phát hành trái phiếu, trong đó phải xác định được quy mơ và thời

hạn trái phiếu gắn liền với kế hoạch đầu tư của địa phương trong những giai đoạn cụ thể, đặc biệt phải xác định mức lãi suất của trái phiếu cho phù hợp. Mức lãi suất này phải hấp dẫn nhà đầu tư, thường phải bằng hoặc cao hơn mức lãi tiền gửi ngân hàng có cùng kỳ hạn và lãi suất của TPCP. Tuy nhiên, mức lãi suất cũng khơng nên q cao, vì như thế sẽ gây áp lực thanh toán lãi vay cho địa phương.

™ Nâng cao trách nhiệm, tăng cường giám sát việc sử dụng nguồn vốn huy động từ

phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương cho đầu tư, đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn, đảm bảo an tồn tài chính của địa phương.

™ Xúc tiến hình thành cơ quan huy động và quản lý vốn để đầu tư các dự án phát

triển hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương như quỹ đầu tư phát triển đơ thị theo mơ hình của TPHCM. Quỹ đầu tư phát triển đô thị là một tổ chức tài chính, có vốn điều lệ được hình thành từ các khoản thu hiện có của địa phương. Quỹ đầu tư phát triển đô thị được huy động vốn trung và dài hạn, trong đó có việc huy động từ phát hành trái phiếu đô thị, được thực hiện việc đầu tư trực tiếp và gián tiếp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án phát triển kinh tế, cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)